21 tháng 11, 2012

5 loại nội dung bạn nên cân nhắc sử dụng


Các chỉ dẫn và sổ trắng miễn phí có thể cần nhiều đầu tư hơn các nội dung khác, nhưng đáng để đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Những chỉ dẫn và sổ trắng miễn phí có tác động hiệu quả trong các tình huống marketing khi một trong những mục tiêu chính của bạn là đưa leads đến với website của bạn, hay xây dựng danh sách email của bạn.


Loại nội dung khác khách hàng sử dụng để ra quyết định mua hàng là so sánh và đánh giá. Một lần nữa, các công ty lo ngại việc tạo ra những nội dung so sánh sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu bạn có thể định vị sản phẩm/ dịch vụ trở thành đứng đầu, được lên vị trí top, thì việc nhắc đến tên đối thủ cạnh tranh  có còn quan trọng không? Không hẳn.




Marketing nội dung có thể là chiến lược marketing thành công nếu được thực hiện đúng cách, và ngày càng nhiều công ty sử dụng cách này. Có nhiều loại nội dung khác nhau có thể sử dụng trong các chiến dịch marketing nội dung, nhưng nhiều khi các doanh nghiệp phải đấu tranh để tạo ra những nội dung gắn kết với khách hàng và các cỗ máy tìm kiếm.

Khi tạo ra những nội dung sử dụng trong content marketing, điều quan trọng cần phải xác định cả chủ đề nội dung và dạng thức trình bày nội dung. Hãy chắc chắn cả 2 đều phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, một video ngắn có thể hữu hiệu với đối tượng khách hàng mục tiêu này, nhưng một sách trắng lại có thể giúp giao tiếp với đối tượng khách hàng khác tốt hơn.
Khi brainstorm các ý tưởng marketing nội dung, hãy tự hỏi:
  • Khách hàng thường hỏi những câu hỏi gì về sản phẩm dịch vụ của chúng ta?
  • Nội dung nào tôi có thể cung cấp cho khách hàng để giúp định vị doanh nghiệp của tôi như người dẫn đầu thị trường?
  • Nội dung nào khách hàng của tôi muốn hoặc cần để đưa ra quyết định?
Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ bắt đầu gợi mở những nội dung có thể hữu ích với khách hàng của bạn. Bây giờ, việc của bạn là cung cấp những nội dung đó cho khách hàng, ghi nhớ việc nghiên cứu từ khóa và dưới hình thức có thể tương tác và dễ dàng tiếp thu.

Tuy nhiên, có những loại nội dung nhiều doanh nghiệp dường như đang cố gắng tránh.  Hãy cân nhắc những loại nội dung đó, bạn có thể nghĩ là ko nên, nhưng thực tế là bạn nên áp dụng:


5-content-types-pricing-cost1. Gía cả, chi phí

Nếu bạn nghiên cứu từ khóa về sản phẩm/dịch vụ của bạn, có thể bạn sẽ bắt gặp những dữ liệu chỉ ra rằng người ta đang tìm kiếm thông tin về chi phí và giá cả.

Con người luôn tìm kiếm giá cả và sẽ không đưa ra quyết định một khi họ chưa tìm thấy.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sợ việc tiết lộ giá cả và chi phí, cho rằng khách hàng yêu cầu giá cả chính xác. Thực tế hầu như không phải như thế.

Bạn không cần thiết phải đưa chi phí chính xác cho sản phẩm dịch vụ trong blog hoặc trong trang đích của bạn để nói về giá cả. Thay vào đó, hãy chỉ ra giá bằng việc ghi một khoảng, hay một giá trị ước lượng. Bạn cần phải cung cấp cho khách hàng thông tin này. Bạn sẽ có thêm những lợi thế cạnh tranh nếu  bạn là người duy nhất trong ngành tạo ra những nội dung xung quanh việc tính giá.


2. So sánh



5-content-types-comparisonsNghĩ về lần cuối cùng bạn tìm mua chiếc TV, ô tô, điện thoại, v.v. Bạn có thể đã tìm đánh giá và so sánh. Có thể tìm kiếm giữa 2 sản phẩm cụ thể: sản phẩm 1 và sản phẩm 2.

Người ta muốn nội dung so sánh và đánh giá, và việc của bạn là tạo ra các nội dung điểm tô cho sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể tìm thấy bởi các khách hàng tiềm năng. Nếu không, bạn sẽ chịu rủi ro nếu đối thủ của bạn có thể tạo ra những nội dung trong đó sản phẩm/dịch vụ của họ vượt trội hơn của bạn.

3.Chỉ dẫn miễn phí



5-content-types-free-guides
Hãy tạo ra và cung cấp các chỉ dẫnvà các sổ trắng miễn phí có thể hỗ trợ các khách hàng, không cần phải tiết lộ các quy trình mang tính tài sản riêng của công ty bạn. Hãy yêu cầu một cái tên và địa chỉ email như một sự trao đổi để tải tài liệu về. Không cần phải hỏi quá nhiều thông tin, điều đó sẽ khiến khách hàng không tiếp tục tải tài liệu đó nữa.

Sau đó, sử dụng những email bạn đã thu thập được để phát triển danh bạ email và nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng đó. Hãy chắc chắn rằng chỉ dẫn và sổ trắng miễn phí đó thực sự giá trị lớn vì nếu nội dung giá trị thấp sẽ khiến gây ảnh hưởng đến lượng tải về. Phần tốt nhất về loại nội dung này đó là việc một khi nó đã được sản xuất và đưa lên mạng, nó sẽ tiếp tục mang lại giá trị lâu dài cho bạn.

4. Phỏng vấn

5-content-types-interviews

Phỏng vấn là con đường đơn giản nhất để cung cấp nội dung cho khách hàng khi đồng thời cũng định vị bản thân bạn là chuyên gia trong lĩnh vực. Các cuộc phỏng vấn có thể dưới dạng hình hoặc dạng văn bản - cả hai đều dễ được khán giả đón nhận.

Bắt đầu bằng việc tiếp cận các chuyến gia trong lĩnh vực và trao đổi với họ. Có thể thực hiện phỏng vấn trực tuyến và phát trực tiếp trên các kênh truyền thông ví dụ Youtube, Google+ hangout hay thậm chí cả Skype. Với các cuộc phỏng vấn văn bản, hãy gửi trước người được phỏng vân 10-12 câu hỏi và yêu cầu họ trả lời những câu hỏi họ thấy thoải mái. Sau đó, viết một blog. Và bằng việc phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, bạn cũng trở thành một chuyên gia khi website của bạn cung cấp những thông tin của chuyên gia.

5. Video

5-content-types-video
Tạo ra một video không quá khó và thực tế ngày càng dễ hơn. Bạn có thể ghi hình những cuộc hội thảo trực tuyến và hầu hết mọi người đều có thể sử dụng các thiết bị ghi hình của bạn. Như đã nhắc đến bên trên, phỏng vấn hình tạo ra những nội dung tuyệt vời. Hãy ghi lại những lần webinar và tái sử dụng chúng vào nội dung video. Và đừng ngại khi tự quay video của riêng bạn. Sử dụng ngay chính camera điện thoại hoặc đầu tư máy quay nghiêm chỉnh và tạo các nội dung hình về các sản phẩm, dịch vụ, thành viên trong nhóm hay bất cứ thứ gì có thể có ích và thú vụ đối với khán giả.
Chìa khóa với video là hãy nhảy vào và bắt đầu làm phim. Bạn có thể  gặp khó khăn ở bước đầu, nhưng nếu bạn không bắt đầu làm thì sẽ chẳng bao giờ xảy ra điều gì cả.



Tổng kết lại, có nhiều loại nội dung bạn có thể tạo ra cho chiến dịch marketing nội dung của bạn. Tuy nhiên điều cần thiết  phải cân nhắc những loại đã kết trên sẽ thực sự khiến bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Những loại nội dung này thường không được các doanh nghiệp nhìn nhận đúng như có thể cung cấp khách hàng với những thông tin họ đang cần và đang tìm kiếm. Bạn cung cấp được điều đó - Bạn sẽ chiến thắng!

Nguồn: marketingland.com


Hãy nhớ cái cái đầu mục. Đã thực hiện cái nào thì tick vào cái đó, còn chưa thực hiện thì ... hãy thử xem. :)

______________
Một số bài đề xuất trong mục Content Marketing:

15 tháng 11, 2012

Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

VietInbound vừa đăng bài viết về tính năng mới: tài khoản doanh nghiệp trên Pinterest. Thông tin sốt dẻo này sẽ mở ra một hướng đi mới cho các công ty, doanh nghiệp, thương hiệu xây dựng chiến lược marketing truyền thông xã hội của mình. Một trong những thao tác đầu tiên quan trọng sau khi mở một tài khoản Pinterest là việc xác thực website (verify website) kết nối với tài khoản để xác minh tính sở hữu của tài khoản đối với website đó, đồng thời cho phép đường dẫn website được hiển thị đầy đủ trên hồ sơ pinterest (bình thường chỉ là hình quả địa cầu có dẫn link) và trên các cỗ máy tìm kiếm.
 
Đối với một blog, website thông thường, việc xác thực website rất đơn giản.
Các bước thực hiện như sau:
  • Cách 1: Đăng nhập vào tài khoản Pinterest => Settings, Click vào nút "Verify Website"
  • Cách 2: Truy cập https://pinterest.com/domain/verify/

Bạn sẽ được yêu cầu 3 bước sau.
Xác thực website trên Pinterest
  1. - Tải file xác thực HTML về máy tính
  2. -  Tải file đó lên web server vào thư mục gốc.
  3. - Ấn vào liên kết để hoàn thành.

Đối với blog chạy trên blogger như VietInbound (nghĩ mà hoàn cảnh :(), cái khó là không thể truy cập vào thư mục trên host. Vậy phải làm thế nào?

Có cách:
  • Đăng nhập vào quyền quản trị blog.
  • Tạo Trang mới => Trang trống (Blank page)
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

Giao diện mới mở ra như khi bạn viết một blog mới
  • Bạn tại file xác thực HTML về máy, mở bằng Notepad hoặc Dreamweaver (tùy ý)
  • Copy toàn bộ nội dung file đưa vào nội dung trang (chú ý rằng bạn đang soạn thảo nội dung dưới dạng html)
  • Copy tên file đưa vào phần tiêu đề trang

Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

  • Xuất bản!

Đên đây, công việc vẫn chưa kết thúc. Pinterest vẫn chưa thể xác thực website cho tôi vì địa chỉ trang tôi vừa tạo có dạng http://domain.com/p/xyz.html trong khi Pinterest lại trông đợi http://domain.com/pinterest-xxx.html
Bước tiếp theo cần phải tùy chỉnh chuyển hướng từ đường dẫn mà Pinterest mong muốn (domain.com/pinterest-xxx.html) thành đường dẫn của page mà bạn vừa tạo (domain.com/p/xyz.html)

  • Vào Tùy chọn tìm kiếm (Search Preferences) => Lỗi và chuyển hướng (Errors and Redirection) => Chuyển hướng tùy chỉnh (Custom Redirects) => Chỉnh sửa (Edit)
  • Dòng trên bạn điền đoạn tên file html (/pinterest-xxx.html), ô dưới bạn điền bạn điền đoạn liên kết trang vừa tạo (/p/xyz.html) - chú ý không lặp lại đoạn domain.com. 
  • Lưu lại.


Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

Bây giờ, quay trở lại với trang Verify website trên Pinterest.
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger
Và:
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger


Giờ thì tận hưởng thành quả.
Note: Bạn cũng có thể áp dụng cách này để verify những thứ khác cho blogspot của bạn ví dụ như Bing Webmaster, Alexa webmaster, v.v.

Nếu bạn thấy bài viết có ích, nhớ like và share ủng hộ nhé :x

Pinterest bổ sung tính năng cho tài khoản doanh nghiệp

Không còn tranh cãi gì nữa, Pinterest đã trở thành mạng xã hội chia sẻ ảnh thành công vang dội với những tính năng độc đáo như treo giá sản phẩm, liên kết trực tiếp đến trang web sản phẩm, hiển thị đầy đủ inforgraphic, v.v. Thời gian vừa rồi Pinterest mới chỉ áp dụng những tính năng cho tài khoản cá nhân, cho tới hôm qua, trên blog của Pinterest đã công bố những công cụ mới cho doanh nghiệp trên cộng đồng Pinterest.
pinterest
Theo họ, hàng nghìn doanh nghiệp đã trở thành một phần cộng đồng, chia sẻ những ý tưởng, những nội dung và cảm hứng tuyệt vời cho mọi người trên Pinterest và họ muốn giúp nhiều hơn nữa các doanh nghiệp cung cấp những nội dung tuyệt vời trên Pinterest và giúp việc pin từ website của họ dễ dàng hơn bằng những công cụ và nguồn lực hoàn toàn miễn phí.

 Thế nào? bạn đã có tài khoản Pinterest từ trước và muốn chuyển đổi nó thành trang Pinterest cho công ty, giống như tài khoản của VietInbound (hị, xấu hổ quá, chưa có gì cả :">) ? hoặc bạn muốn tạo một trang doanh nghiệp trên Pinterest từ đầu? hay bạn cũng có thể nghĩ "tôi thích giữ và sử dụng tài khoản cá nhân cho công ty tôi cơ, vì trông chúng chẳng khác nhau là mấy" thế thì hãy cân nhắc một số luận điểm thế này:
  • Pinterest sẽ cung cấp những nguồn lực và công cụ đặc thù giúp các doanh nghiệp thành công trong mạng lưới của mình và nếu bạn muốn nhận những nội dung hỗ trợ như thế từ Pinterest, bạn cần được nhận diện bản thân như một doanh nghiệp. 
  • Việc cung cấp những đặc quyền dành riêng cho doanh nghiệp - mở ra tài khoản doanh nghiệp,  tạo các công cụ giáo dục - là dấu hiệu để Pinterest tiếp tục phát triển nền tảng doành cho các doanh nghiệp. Biết đâu đó sẽ có những chức năng như nút "Mua ngay", hay quảng cáo có trọng tâm, hay các công cụ phân tích tương tự như Facebook Insights hay Google Analytics? Những tính năng đó có thể sẽ có hoặc không, nhưng chắc chắn sẽ không thể có được nếu bạn cứ cố dùng tài khoản cá nhân.
Thế nào? Bạn đã công nhận và chịu chuyển đổi chưa nào? Vậy thì giờ hãy bắt tay vào cùng trải nghiệm mới mẻ trên Pinterest nhé.

Chuyển đổi tài khoản cá nhân thành tài khoản doanh nghiệp trên Pinterest


Bước 1: Truy cập business.pinterest.com, và click vào nút đỏ 'Convert your existing account".


chuyển đổi tài khoản Pinterest thành trang doanh nghiệp
Click vào nút đỏ



Bước 2: Chọn loại hình kinh doanh, cập nhật thông tin liên lạc cần thiết, phía dưới sẽ là những thông tin bổ sung khác: Tên hiển thị, URL, mô tả ...


thông tin liên lạc, thông tin hồ sơ Pinterest

Bạn có thể xác định loại hình kinh doanh phù hợp nhất cho doanh nghiệp dựa trên những ví dụ cho sẵn. Phần tên liên lạc sẽ không được hiển thị công khai. Bạn nên sử dụng email công ty nếu bạn không muốn dính líu nhiều đến địa chỉ email riêng tư của nhân viên.
Những thông tin hồ sơ phía dưới sẽ được hiển thị công khai giống như trong tài khoản cá nhân, bạn có thể chỉnh sửa có thể không.
Bước 3: Kéo xuống và tick vào ô "Đồng ý với Điều khoản dịch vụ và Chính sách riêng tư"

đồng ý với điều khoản dịch vụ và chính sách riêng tư Pinterest



Toàn tiếng Anh, ai thích đọc thì đọc, thích kiện thì kiện, nhưng mà không tick vào thì miễn đi đến bước tiếp theo. >:)
Nút đỏ hiện lên, click vào "Convert Account" và XONG!
Tèn ten :p
Việc tiếp theo cần làm là xác thực website, đăng nội dung, chia sẻ và lôi kéo cộng đồng đến với bạn.

Thiết lập tài khoản doanh nghiệp Pinterest ngay từ đầu

Nếu bạn chưa có tài khoản Pinterest từ trước và muốn thiết lập tài khoản doanh nghiệp ngay từ đầu.

Đơn giản! Cũng lại vào business.pinterest.com, thay vào chọn nút đỏ, bạn click vào dòng chữ phía dưới "New to Pinterest? Join as a business." chính là đường dẫn https://pinterest.com/business/create/

tạo tài khoản doanh nghiệp Pinterest


Phần xuất hiện đằng sau thì cũng tương tự như trên, chỉ khác ở chỗ form đăng ký hoàn toàn trống trơn yêu cầu bạn nhập toàn bộ thông tin ngay từ đầu. Bạn trở thành một thương hiệu hoàn toàn mới trên Pinterest. >:D<

Xong chưa nào? Tiếp theo hãy cùng khám phá những điều khoản dịch vụ mới dành cho doanh nghiệp của Pinterest nhé

Điều khoản dịch vụ dành cho doanh nghiệp trên Pinterest

Bạn có thể phớt lờ nếu bạn thích, nhưng nếu không chú ý, có thể một ngày đẹp trời bạn sẽ vô tình đưa công ty bạn bước vào "sổ đen" của Pinterest.  Nếu chỉ ảnh hưởng đến uy tín của mình bạn thì không sao, nhưng liên quan đến cả công ty thì ... :-ss
Toàn văn điều khoản có thể tìm thấy tại đây, và dưới đây sẽ tóm lược những ý nổi bật:

  • Bạn chỉ có thể mở tài khoản trên danh nghĩa là đại diện của công ty mà bạn được phép, có quyền đại diện.
  •  Nội dung bạn đăng tải trên Pinterest có thể được những người dùng Pinterest khác sử dụng. Điều đó có nghĩa là họ không chỉ có quyền đăng lại nó, họ còn có thể chỉnh sửa, tái bản, hiển thị và truyền tải, bất kỳ điều gì trên Pinterest. Pinterest không chịu trách nhiệm nếu họ làm điều gì liên quan đến những nội dung đó bên ngoài Pinterest.
  • Bất kỳ nội dung bạn đăng từ những những người tạo ra và chủ sở hữu thuộc bên thứ ba không được vi phạm luật pháp và gây tổn hại đến quyền lợi của bên thứ ba.

Các nguồn lực và công cụ Pinterest dành cho doanh nghiệp

Trong lần giới thiệu này, Pinterest công bố một số nội dung giáo dục - đáng xem - giúp các doanh nghiệp sử dụng Pinterest tốt hơn.

Bài học tình huống trên Pinterest

Một tính năng mới đáng được các doanh nghiệp ghi nhận là các bài học tính huống từ các công ty đã thành công trên Pinterest.  Ngay trong business.pinterest.com , bạn kéo xuống. Pinterest nêu bật 5 bài học tình huống từ 5 tổ chức khác nhau.


Bạn nên tham khảo tất cả các ví dụ đưa ra. Đi sâu vào từng ví dụ, Pinterest đã đưa ra các mục tiêu  của tổ chức khi sử dụng Pinterest và cách họ đã thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

 Thủ thuật Pinterest

Một mục khác  trong trang business.pinterest.com là What Works,chỉ ra những cách thức hiệu quả giúp tăng cường hiệu quả sử dụng Pinterest cho doanh nghiệp:
  • Kể những câu chuyện về thương hiệu của bạn
  • Xây dựng cộng đồng trên Pinterest
  • Tăng truy cập đến website của bạn từ Pinterest
  • Phân tích và cải thiện hiện diện trên Pinterest

Nút và Tiện ích

Qua mục Buttons and Widgets trên business.pinterest.com, bạn có thể giải quyết những vấn đề "mang tính kỹ thuật" nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng Pinterest ví dụ như thêm nút pin hay nút theo dõi vào website, vào hồ sơ cá nhân hay các tiện ích bảng tin.

Nếu bạn đã quen với các nút tiện ích của Facebook hay Google+, có lẽ sẽ không cần phải giải thích thêm nhiều.

Ví dụ luôn và ngay :->
Vietnam Inbound Marketing

Các tiện ích Profile widget và Board widget cho phép nhúng những ảnh đăng và những bảng ảnh bạn yêu thích lên website của bạn.


Nào, hãy cùng khám phá những tính năng mới trên Pinterest và "Happy Pinning" :) Đừng quên chia sẻ với Vietinbound những cảm xúc của bạn từ những trải nghiệm mới mẻ này nhé. ;))

9 tháng 11, 2012

Nội dung không phải là duy nhất

Hôm nay nhìn anh Rand rất cute với mặt nhẵn thín (còn mọi khi thật manly  :x)  nên ngồi theo dõi tập WBF của anh không chớp mắt. Và điều đó đã dẫn đến cái sự thôi thúc muốn tóm tắt lại ý tưởng của buổi WBF và đưa lên Vietinbound ngay hôm nay ^^
Vâng, nội dung là quan trọng, là phần phổ biến, nhưng không phải là duy nhất.
Content is King, nhưng một vương quốc mà chỉ có mỗi vua thì buồn lắm nhỉ.

Bạn muốn thành công trong marketing trực tuyến, nhưng bạn không sẵn sàng đầu tư về nội dung cho lắm , và bạn hãy yên tâm rằng vẫn còn có những cách khác nữa.

Ở dưới đây cũng chỉ có vài cách thôi, không có quá nhiều lắm đâu.

Thứ nhất: đó là quan hệ, danh tiếng và khả năng truyền miệng (Relationship, Reputation and Word-of-Mouth) (ờ, cái này thì ở VN quá rõ, chẳng có gì phải thắc mắc (:| )
Nếu bạn quen biết và có quan hệ tốt với nhiều người, có thể người ta sẽ chia sẻ những nội dung của bạn chưa chắc vì nội dung của bạn tốt. Nhưng bạn vẫn đạt được thành công nhờ danh tiếng và nhờ khả năng lan truyền rộng khắp.

Thứ 2: quảng cáo gây hiện tượng ( Phenomenal advertising)
Đây là một cách lan truyền rất hiệu quả cả trên môi trường trực tuyến và ngoại tuyến. Từ các công ty bảo hiểm, những thương hiệu quảng cáo, họ chẳng đầu tư nhiều vào nội dung, cũng chẳng hề SEO, những nội dung của họ đưa lên youtube, trên TV, banner rất tự nhiên đã gây tiếng vang và được chia sẻ đến hàng ngàn, hàng triệu người.

Thứ 3: những sản phẩm dịch vụ mang tính lan tỏa một cách tự nhiên (Inherently viral products and services)
Rand lấy một ví dụ điển hình là Surveymonkey. Khi bạn bè truyền cho nhau những link khảo sát từ Surveymonkey, và trong đó có ghi rằng: "Được hỗ trợ bởi SurveyMonkey. Bạn có muốn tạo bản khảo sát của riêng mình không?". Và thế là họ chẳng cần phải SEO, họ cũng ko cần phải đầu tư quá nhiều nội dung, họ vẫn có những khách hàng đến với họ, khi ai đó đã từng được gửi khảo sát có thể sau này khi muốn lập bản khảo sát sẽ nhớ đến SurveyMonkey.

Thứ tư: xây dựng và tương tác với cộng đồng (Community building and engagement)
Điều này cũng không quá xa xôi, và hiện nay các công ty đang chuyển sang xây dựng cộng đồng tương tác rất tốt: qua các MXH, qua diễn đàn, qua blog, và bản thân họ khi tham gia những không gian khác cũng tranh thủ kéo được những người quan tâm về. Và họ không phải tạo quá nhiều nội dung. Có khi chính cộng đồng là người tạo nội dung cho họ - nền tảng nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content)
Ví dụ cho trường hợp này là Stack Exchange (là bác nào chẳng biết :D), là Twitter. Ở VN thì có thể nhắc đến Vatgia.com (:-?).

 Xem chừng đau đầu nhỉ, chính bản thân mình mới không lâu, và ngay khi lập lên cái blog này cũng luôn tự nhắc mình: NỘI DUNG, NỘI DUNG và NỘI DUNG. Thế mà giờ thì lại bị lung lay: "liệu cái chiến lược "hữu xạ tự nhiên hương" của mình có phải là đúng?" :-s Có ai bị lung lay giống tớ ko?

Và anh Rand đã ngay lập tức trả lời thắc mắc đó (eo, tài thế, ngưỡng mộ @@) bằng việc gợi cho tôi, vả cả các bạn nữa một loạt câu hỏi để xác định mình nên marketing theo hướng nào.

Câu hỏi 1: Thế mạnh của mình là gì?
Đứng từ góc độ marketing, góc độ sản phẩm, góc độ dịch vụ: mình mạnh về điểm nào? Công ty bạn có lợi thế gì độc đáo?

Câu hỏi 2: Mình thích làm gì?
Bạn có thích viết blog? Bạn có thích tham gia Twitter? có thích bình luận trên diễn đàn? ... Nếu trả lời "không" cho các câu hỏi đó, hãy chọn con đường khác.

Câu hỏi 3: Mình có thể làm gì hay được phép làm gì?
Câu hỏi này cũng nhức nhối à nha. Rất nhiều bạn trẻ đưa ra được những ý tưởng rất độc đáo, nhưng khi trình bày với sếp nhận được cái lắc đầu đầy trăn trối, thế là ... thôi. Bạn cần biết giới hạn của mình đối với tổ chức, với ông chủ, với nhóm và cân nhắc đến điều đó trong việc lựa chọn chiến lược marketing cho mình.

Và câu hỏi 4:  Đối thủ của mình đang gặp khó khăn ở hoạt động nào? Họ có bỏ lửng mảng nào không?
Trong SEO, trong marketing nội dung, có thể những đối thủ cạnh tranh họ đã làm rất tốt ở một nơi, nhưng họ chưa nghĩ đến, hoặc chưa khai thác tốt tiềm năng ở nơi khác, và nếu bạn đầu tư vào khoảng ngách đó, bạn sẽ thành công.

Bức tranh marketing trực tuyến không chỉ có SEO, không chỉ có nội dung, không chỉ có MXH, nó có thể là tất cả và nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào một trong số đó, nó có thể là đầu vào quan trọng để mang lại ROI rất lớn cho bạn.

Nhìn lại toàn bộ, ngẫm lại thì những điều nói trên không phải là mới, có điều chúng ta không để ý đến và không nghĩ đến việc biến chúng thành vũ khí lợi hại trong chiến lược marketing của chúng ta.

Ờ, nhớ nhé.

Bạn nào muốn xem lại nội dung video đầy đủ và transcript của WBF tuần này có thể vào link này. Và nếu bạn có ý kiến trao đổi, đừng ngần ngại để lại bình luận vào ô bên dưới nhé. Vì có thể trên kia vẫn chưa điểm mặt đầy đủ lắm đâu. ^^

"Nội dung là vua", nhưng vua đâu phải là duy nhất, có nhiều nước không có vua tốt thì nước vẫn tồn tại và phát triển cơ mà, nhỉ? :D

À đấy. Còn đối với VietInbound cho đến thời điểm này, sau khi đã thấm nhuần ý tưởng của WBF hôm nay thì nội dung vẫn gần như là thứ duy nhất Trang sẽ cố gắng đầu tư cho VietInbound. Những mảng khác: cũng sẽ có, nhưng chỉ là điểm tô :p VietInbound mong muốn đem lại những nội dung hữu ích và gần gũi nhất cho cộng đồng yêu và muốn tìm hiểu về marketing, cũng như để hai chữ "Inbound Marketing" trở thành từ quen thuộc đối với bất cứ marketer nào.

Cả nhà ủng hộ cho ước mơ nhỏ bé này nhé.

Cuối tuần vui vẻ :x

______________
Một số bài đề xuất trong mục Content Marketing:


7 tháng 11, 2012

5 ý tưởng nội dung để tự động hóa marketing B2B ở "giữa phễu"

nuôi dưỡng khách hàng tiềm năngTrong Inbound marketing, nếu như đoạn đầu phễu giúp đưa người dùng vào website thì đoạn giữa phễu giúp chuyển đổi (convert) khách ghé thăm website (visitors) thành khách hàng tiềm năng (leads) và khách hàng hiện tại (customers). Tại đây, bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp các nội dung đã được tùy biến và tự động hóa marketing (marketing automation) thông qua hệ thống CTA, trang đích và email marketing. Để nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, những nội dung của bạn phải nhắm trúng mong muốn của khách hàng và giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề họ đang gặp phải.

Trong bài viết này, VietInbound sẽ gợi mở một số ý tưởng nội dung cho các marketer B2B có thể bổ sung vào chiến dịch nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của mình.

Bài học tình huống

Các bài học tình huống điểm tô cách mà một công ty hay một khách hàng khác sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn để đạt được mục tiêu tương tự như mục tiêu/cảm hứng của khách hàng mà bạn đang nhắm tới. Các bài học tình huống là công cụ hữu hiệu để nuôi dưỡng khách hàng và giúp khách hàng hiểu làm thế nào sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cải thiện kinh doanh hay cuộc sống của một con người.

Video

Video là cách khác để tóm được mối quan tâm của người mua B2B với thông tin hữu ích. Vì chúng cần thời gian theo dõi nhiều hơn trên máy tính, chúng rất phù hợp cho khúc giữa của chiếc phễu. Video có thể đơn giản là thông tin, hoặc đơn giản là thông điệp marketing giúp khách hàng nhớ về sản phẩm/dịch vụ trong những lần mua hàng tiếp theo. Hầu hết các video thành công là sự kết hợp của cả 2: trình bày sản phẩm trong quá trình sử dụng và mô tả cách sử dụng nó.

Hướng dẫn cho người mua và Bộ công cụ thành công

Thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm của bạn tốt hơn các sản phẩm khác và hướng dẫn cho khách hàng tiềm năng cách sử dụng là chìa khóa quan trọng để mở lối cho người dùng đi tiếp xuống đáy phễu. Hướng dẫn cho người mua giải thích tất cả các tính năng đi cùng sản phẩm/dịch vụ của các công ty và cho phép các khách hàng tiềm năng biết điều gì cần xem xét khi mua hàng. Bộ công cụ thành công được cung cấp để thông báo với khách hàng cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ và đạt được mục tiêu của họ. Những bộ công cụ này thường được cung cấp miễn phí cho các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Đánh giá và Chứng thực

Hầu hết người dùng B2B hiện nay đều vô cùng "thông thái". Họ đọc các đánh giá của các khách hàng khác, tìm câu trả lời trực tuyến và xem những gì khách hàng đã sử dụng sản phẩm nói gì. Điều này giúp họ ra quyết định tốt nhất cho tổ chức của họ. Khi các công ty cho phép khách hàng để lại các đánh giá, họ sẽ có khuynh hướng bán hàng dễ hơn. Những lời đánh giá bình luận làm tăng niềm tin và thuyết phục người khác mua hàng. Cũng tương tự, những lời chứng thực giúp các khách hàng tiềm năng hiểu biết rõ hơn về thương hiệu và có thêm niềm tin vào công ty. Với niềm tin đã có, công ty có thể dễ dàng xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

những câu hỏi thường gặp faqsNhững câu hỏi thường gặp

Khách hàng tiềm năng thường có rất nhiều câu hỏi mà những đánh giá và chứng thực kể trên chưa trả lời hết. Hãy gửi cho họ những câu hỏi thường gặp trên website, hoặc một bản có thể tải về của những câu hỏi đó, cho phép khách hàng tiềm năng có thể in và sử dụng khi đề xuất sản phẩm của bạn cho các thành viên khác trong tổ chức của họ.

Công ty bạn có hoạt động trong lĩnh vực B2B? Trong chiến dịch marketing nội dung của công ty bạn, bạn đã sử dụng chiến thuật nào kể trên, và bạn có biết ý tưởng nào khác nữa? Hãy để lại bình luận của bạn để chúng ta cùng trao đổi nhé. :)

______________
Một số bài đề xuất trong mục Content Marketing:

5 tháng 11, 2012

Inbound marketing là gì? [Infographic]

Có vẻ như các bạn trẻ giờ ngày càng thích theo dõi nội dung trên Infographic hơn thì phải, mặc dù lượng chữ trên đó cũng có ít hơn là viết text mấy đâu. Như cá nhân mình nhiều lúc ngứa tay muốn kéo chuột highlight, đọc ảnh thì làm sao mà highlight được. Được cái hình họa khá sinh động và hài hước, nên có gì đó nội dung Infographic vẫn ghi dấu ấn tốt hơn. Thế thì hôm nay Trang bắt gặp một cái ảnh và nghĩ rằng các bạn sẽ thích, đặc biệt đối với các bạn ngại theo dõi bài "Inbound Marketing là gì" dài ngoằng. :D

Vậy Inbound Marketing là gì? - 5 bước để tăng truy cập và chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại. (Infographic được tạo bởi The Whole Brain Group. )

Bắt đầu ta bắt gặp hình ảnh chiếc phễu, với miệng phễu là logo của các mạng xã hội (free) và đáy phễu toàn $$$ ~ thực sự Trang ko thích hình ảnh đó lắm (hình ảnh tiền tiền đô đô í), nhưng đối với các bạn khác, đây có thể là một hình ảnh khá kích thích.

Trước khi đi vào khái niệm Inbound Marketing, bạn hãy hình dung lại Marketing truyền thống là gì? : là TV, hộp thư, phong bì, bảng điện tử. Và bạn nói sao về những hình ảnh này: Quảng cáo, Bảng điện tử, Thư trực tiếp là những hình thức marketing tốn kém và khó để đo lường hiệu quả. Khi đó, những thông điệp của bạn sẽ đến với tất cả mọi người, trong đó có rất nhiều người không muốn sản phẩm/dịch vụ của bạn, do đó, marketing truyền thống chẳng khác gì như phát súng lẻ loi bắn vào màn đêm.

Thay vào đó, Inbound marketing ra đời với các kỹ thuật giúp nhằm trúng mục tiêu như tạo nội dung, marketing dựa trên tìm kiếm và qua truyền thông xã hội giúp các khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy bạn khi họ đã sẵn sàng mua hàng. Điều này sẽ mang lại nhiều khách hàng tiềm năng có chất lượng tốt hơn đi vào chiếc phễu bán hàng của bạn. ~ giống như chiếc nam châm hút khách hàng một cách tự nhiên bằng các loại từ trường: truyền thông xã hội, xây dựng liên kết và nội dung có giá trị.

Và đây là 5 bước của Inbound marketing - quan điểm mới có thể bổ sung thêm một số quan điểm về Inbound Marketing đã nhắc đến trong bài "Inbound Marketing là gì".



Vậy Inbound Marketing là gì [INFOGRAPHIC]
Inbound Marketing INFORGRAPHIC


1. Tạo nội dung hấp dẫn cho tất cả các giai đoạn của vòng đời mua hàng


Thông qua các bài viết blog, sách điện tử, infographic và cả video nữa, bạn tạo nội dung giá trị và tiến hành marketing nội dung để được khách hàng tìm thấy, truy cập vào website.


2.Được tìm thấy bởi những người đang cần sản phẩm, dịch vụ của bạn


Sử dụng các công nghệ công cụ tìm kiếm nâng cao và tối ưu hóa từ khóa nhắm vào khán giả mục tiêu sẽ giúp nội dung bạn cung cấp được tìm thấy bởi những người đang tìm kiếm các thông tin họ quan tâm. Ngoài ra, việc chia sẻ những nội dung trên các MXH và sử dụng các thẻ, nhãn phù hợp cũng là một chiến thuật hữu hiệu.


3. Chuyển đổi khách ghé thăm trở thành khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng mối quan hệ


Một trang đích sẽ cho phép khách truy cập cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin liên lạc với bạn. Từ đó bạn hiểu được những mối quan tâm của họ. Kêu gọi hành động (CTAs -VD: download ngay hôm nay để có cơ hội nhận được cái TV :x) giúp họ biết được bạn muốn họ làm gì và dẫn họ đến những trang đích bạn vừa tạo ra. Khi đã có được danh sách những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, bạn có thể bắt đầu nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng thông qua truyền thông xã hội hoặc email marketing cho đến khi họ hoàn toàn sẵn sàng mua hàng cho bạn.


4. Chuyển đổi các khách hàng tiềm năng tốt trở thành khách hàng hiện tại


Bạn có thể hình dung quá trình mua hàng đơn giản thế này: người ta đang đi trên con phố, cố tìm thú vui và tình cờ nhìn thấy showroom của bạn trên đường đi, thấy trưng bày cửa kính đẹp quá nên quyết định bước chân vào. (Đây là giai đoạn ở miệng phễu: get found để lấy được visitors). Tiếp đến, người ta thăm thú showroom của bạn có khi đến "nhẵn mặt" (ở lưng chừng phễu, người ta có quan tâm đến những thứ trưng bày trong showroom, nhưng chưa thật quyết tâm mua lắm). Và rồi người ta quyết định "xì măn ni" ra để rước sản phẩm của bạn về (ở đáy phễu). Trong suốt quá trình theo dõi khách hàng tham quan showroom, hẳn các nhân viên chân dài phải luôn luôn nắm bắt từng bước đi của khách và liên tục đưa ra những lời mời chào và thuyết phục hấp dẫn tương xứng với những gì khách đang ngó nghiên chăm chú hoặc sờ mó hoặc ướm thử - vâng, ý tôi nói là từng bước chân - từ lúc người ta bước chân vào cửa hàng cho đến khi người ta đi khỏi - và những lời mời phù hợp những mong khi người ta đi người ta sẽ để lại một cái gì đó và đem theo một cái gì đó tương xứng (mong là không phải để lại dép và mang theo ... mạng sống cố cứu vớt ^^).

Và trong giai đoạn 4. bạn đưa ra những lời mời và những trang đích trong mọi giai đoạn của quá trình mua hàng. Đối với khách hàng ở gần đáy phễu, đã sẵn sàng mua hàng, bạn có thể dành thời gian nói chuyện trực tiếp với họ. Nhưng đối với khách hàng ở phía trên gần miệng phễu hơn, bạn có thể chỉ cần sử dụng những công cụ đã được tự động hóa và tùy biến dựa theo hành vi tương tác của họ.

Sự phù hợp, tùy biến là điểm mấu chốt. Không thể có chuyện một quý ông đang thử ướm caravat mà cô nhân viên bán hàng từ đâu lại lon ton chạy vào và mời anh dùng thử sữa cho bé từ 1-3 tuổi được. ;))


5. Phân tích và điều chỉnh các chiến thuật marketing


Bước cuối cùng trong quy trình inbound marketing, cũng như trong bất cứ một quy trình chiến lược nào cũng là bước phân tích đánh giá hiệu quả và điều chỉnh. Bạn bị kẹt ở khúc nào của chiếc phễu bán hàng, vì sao? Một sự đánh giá chính xác kịp thời sẽ giúp bạn cân đối lại những lời mời và nội dung sao cho phù hợp hơn.

Inbound marketing là một quy trình tiếp diễn và liên tục

Điều này đòi hỏi sự chăm sóc và nuôi dưỡng nhất quán đều đặn để giữ cho việc kinh doanh phát triển - khi đã được điều hành hiệu quả, nó sẽ tạo ra hệ thống hoạt động nhuần nhuyễn và tạo ra các khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Trang không việt hóa lại vào phần ảnh trên vì nội dung trình bày tiếng Anh của infographic này khá ngắn gọn và dễ hiểu. Các bạn có thể thuộc lòng ngay được đấy.

Nếu bạn có cảm tưởng gì sau khi đọc xong bài viết này, hãy để lại lời nhắn bên dưới nhé. Chúc một tuần mới tốt lành. :)