30 tháng 5, 2013

Báo cáo thực trạng Inbound marketing 2013 - chiếc phễu inbound và một số câu hỏi

Muốn viết một bài dài dài dựa theo Báo cáo thực trạng Inbound marketing 2013 được Hubspot công bố hồi tháng trước nhưng vướng lắm việc rườm rà quá nên chưa có thời gian tập trung nghiền ngẫm, tổng hợp.

Trước hết VietInbound giới thiệu đường dẫn đến báo cáo cho các bạn quan tâm:
- Toàn văn báo cáo: http://offers.hubspot.com/2013-state-of-inbound-marketing
- 86 Biểu đồ từ báo cáo trên http://offers.hubspot.com/thank-you-for-downloading-86-marketing-charts-to-use-in-client-presentation


Trong bài viết này, VietInbound đi sâu vào 1 slide trong báo cáo đó. Đây là điều mình ấn tượng nhất và chú ý đầu tiên:  phễu marketing có cái đáy mới:


So với cái đáy cũ ở đây:
inbound marketing là gì
Điều gì khác biệt? "Cái đáy" cũ chỉ dừng lại ở Customers: tức là người đã thực hiện giao dịch với thương hiệu. Nhưng quá trình chuyển đổi sẽ không chỉ dừng lại ở đó, mà Customers sẽ tiếp tục trở thành "Promoters" - không chỉ ở "chuyển đổi", quá trình sẽ tiếp tục với việc "đóng lại" giao dịch và làm khách hàng vui vẻ để họ trở thành những "người ủng hộ" . Cũng dễ hiểu phải không?

Điều này mang lại điều gì cho các marketer? - Đó là mức độ yêu cầu về sự nuôi dưỡng quan hệ với khách hàng sẽ cao hơn, biến khách hàng thành những người trung thành, ủng hộ, và giúp quảng bá và còn là những người bảo vệ, luật sư bào chữa cho thương hiệu.

 Đồng ý chứ?


Các công cụ tham gia trong phễu cũng có sự khác biệt so với mô hình trước
  • Thu hút bằng: Blog/Social Media/Keywords/Pages
  • Chuyển đổi bằng: CTA/Landing pages/Forms/Contacts
  • Đóng bằng: Email/Workflows/Leads Scoring/CRM Integrations
  • Gây thích thú bằng: Social Media/Smart CTA/Email/Workflows
Vậy là:
  • SEO đã thành Keywords và Pages
  • Content marketing đâu nhỉ?
  • Email, CTA, Workflows xuất hiện nhiều lần
  • Lead Scoring tính thế nào
  • CRM trước kia rõ là cần nhưng nhắc đến mờ nhạt lắm?

 Hi vọng sắp tới chúng ta sẽ có dịp mổ xẻ sâu hơn về vấn đề này.

Có thể các bạn có ấn tượng về bản báo cáo khác với ấn tượng của tác giả bài viết này, đó là điểm gì? Hãy cùng chia sẻ với VietInbound nhé.

19 tháng 5, 2013

Chiến lược tổng thể nhân cách hoá thương hiệu trên truyền thông xã hội

Người ta có đang nghĩ bạn là cỗ máy làm tiếp thị?

humanizing your brand 
Khi bạn đang di chuyển trên lộ trình inbound marketing, nhiều thuật ngữ sẽ ném trên đường đi. Bao nhiêu lần bạn nghe đến "blog cho doanh nghiệp", "trên đầu phễu", "chiến lược truyền thông xã hội" hoặc "thương hiệu doanh nghiệp"? Việc hiểu các thuật ngữ này và cách đưa hiểu biết thành hành động không bao giờ dễ dàng.
Có ở đâu mà hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn khi chia sẻ bộ nhận diện thương hiệu mà không làm hỗn loạn những người theo dõi truyền thông xã hội của họ. Trong khi có nhiều bước bạn có thể theo để nhân cách hoá thương hiệu của bạn, mục tiêu chính của bạn nên là sự gắn kết. Nói chuyện với người tiêu dùng và lắng nghe những gì bạn nói là cách dễ nhất để phát triển và khai thác những mối dây có thể dẫn đến mua hàng trong tương lai. Hơn thế, bạn vẫn có công việc sinh ra dành cho bạn. Hãy cùng xem một vài cách nhân cách hoá thương hiệu của bạn để khách hàng cảm nhận được sự kết nối:

1. Cá nhân hoá doanh nghiệp

Khi nhiều khách hàng muốn biết một công ty nghiêm túc khi nhắc đến sản phẩm hoặc dịch vụ, họ cũng muốn biết những người chịu trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ đó. Nếu bạn cho nhân viên cơ hội toả sáng, khách hàng mục tiêu sẽ dễ nhận ra được những người tạo nên công ty bạn. Chúng tôi đều muốn biết ai phát triển phần mềm mới nhất, các sản phẩm làm đẹp, cái quần bò này, hay ứng dụng iPhone này là người bằng xương bằng thịt với cùng sở thích, suy nghĩ và mối quan tâm. Chúng tôi sẽ dễ tin tưởng sản phẩm của bạn hơn vì chúng tôi tin nhân viên của bạn. 
Image Credit by Hubspot


2. Tránh những Srs Bsns trên truyền thông xã hội

(Srs Bsn ~ 'Serious Business')
Nếu bạn không thể nghĩ vượt qua những con số, phân tích, mục tiêu cuối cùng, đừng cố gắng tương tác với khách hàng. Họ sẽ không quan tâm đến các hoạt động kế toán của bạn; họ chỉ muốn biết sản phẩm của bạn hoạt động hoàn hảo. Sự ngắt kết nối sẽ không mang lại điều tốt đẹp cho bạn trên truyền thông xã hội, và sẽ càng đào sâu khoảng cách giữa bạn và người dùng. Thay vào đó, tách các vị điều hành khỏi truyền thông xã hội khi cần. Chúng tôi không nói các bạn không có khiếu hài hước hoặc kết nối với người tiêu dùng - nếu bạn có, hãy thoải mái thể hiện - nhưng bạn nên biết hình ảnh mà công ty bạn sẽ dự báo trước nếu các chiến dịch xã hội không thể tương tác cá nhân.

3. Chia sẻ nội dung từ những người khác

Dù khách hàng không thực sự cần thiết biết những chi tiết mang tính bí mật trong kinh doanh, họ muốn biết công ty của bạn liệu có phải hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể làm rõ với nội dung của bạn. Chia sẻ sự thật thú vị, video, tin tức trong ngành - nhiều nội dung áp dụng cho việc kinh doanh của bạn và tiểu sử truyền thông xã hội của bạn. Bằng việc ghi nhận những người khác trong ngành, bạn tạo niềm tin với khách hàng, những người thường chỉ muốn họ có những lựa chọn.

4. Nói chuyện

Nếu chiến lưc truyền thông xã hội không có những phản hồi, bạn đang lãng phí. Không có tương tác, bạn chđang thao thao bất tuyệt. Bạn có thể giống cái máy, và chính xác đó là những gì khách hàng tiềm năng sẽ nhìn bạn. Nếu bạn không tự nhiên với những lời khen đểu, không biết chấp nhận chỉ trích, hoặc ghi nhận những câu cảm ơn đến rụng tim, bạn có thđang cần ai đó quản lý các tài khoản truyền thông xã hội của bạn.

5. Đặt một khuôn mặt vào cái tên

Nhiều công ty gắn thương hiệu chặt chẽ với các tài khoản truyền thông xã hội nhưng quên yếu tố con người. Vâng, người mua sẽ nhận ra logo và slogan của bạn, nhưng sự kết nối với một con người thực sự có thể chưa bao giờ xuất hiện với họ. Bằng việc kết nối tài khoản truyền thông xã hội với các nhân viên, người mua sẽ bắt đầu thấy rằng những người thực sự có tác động đến sản phẩm và dịch vụ. Hãy thử hình ảnh của vị CEO công ty hoặc Giám  đốc truyền thông xã hội thay vì logo của công ty trên trang Twitter, Facebook và LinkedIn.
 
đặt tên vào thương hiệu
Image credit by Hubspot

6. Cho một cái nhìn vào nội b

Chia sẻ nội dung không nên khó khăn. Bạn muốn gắn kết và thông tin, nhưng nhiều khi bạn chỉ cần mở cánh của mở rộng và cho người ta nhìn vào. Thđăng video về các hoạt động sôi nổi của công ty bạn, một chuyến du lịch hoặc cuộc thi hát, hoặc ảnh của cuộc thi trang trí văn phòng công ty bạn mới tổ chức. Để khách hàng yên tâm rằng nhân viên của bạn chgiống như bao người.

7. Đề dành thời gian để nói chuyện

Bạn bận rộn, chúng tôi biết. Tuy nhiên, khách hàng muốn nghe từ bạn. Bạn đã tạo ra sản phẩm của bạn như thế nào? Bạn hi vọng đạt được điều gì với nó? Bạn hi vọng mọi người nhìn nhận thương hiệu bạn ra sao? Bạn có thể cho câu trả lời cho chúng và nhiều câu hỏi khác qua các buổi tán gẫu Twitter hoặc mdiễn đàn hỏi đáp trên Facebook. Khách hàng sẽ thích cơ hội phỏng vấn bạn. Họ sẽ cảm thấy đặc biệt, và hiểu biết.

8. Thừa nhận khi bạn sai

Một điều sẽ thực sự khiến bạn khác biệt các cong ty khác trên Twitter hay Facebook là khả năng thừa nhận sai lầm. Các cuộc khủng hoảng truyền thông sẽ có hại nghiêm trọng đến công ty lựa chọn trốn tránh tình hình trên truyền thông xã hội thay vì đối mặt trực diện. Có thể liệt kê ra, bắt đầu từ trường hợp của Applebee’s và không bao giờ kết thúc, nhưng bài học thực sự là thừa nhận, xin lỗi và tìm một vòng quay tích cực. Bạn có thể mất mặt, nhưng bạn cứu được khách hàng.

Có cơ hội tốt bạn đã nhận ra nhiều công ty trên Twitter, Facebook và LinkedIn đã phá vỡ các quy tắc. Nhiều khi cách dễ nhất để học chỉ là xem người khác mắc sai lầm trước. Điều quan trọng nhất bạn cần nhrằng khách hàng là người thực, và họ muốn biết bạn là ai. Nếu bạn nhđiều đó trong tâm trí và chuẩn bị xin lỗi khi bạn sai lầm, bạn sẽ thành công trong việc nhân cách hoá thương hiệu của bạn nhanh chóng. 

Có gì sai với các marketer Việt Nam không? Đưa mặt sếp nhớn lên ảnh profile. LOL! ~^^~

Nguồn:
http://www.inboundmarketingagents.com/inbound-marketing-agents-blog/bid/290701/A-Comprehensive-Strategy-for-Humanizing-Your-Brand-on-Social-Media


Thanks Bro.Binh Nguyen for sharing the article. 

6 tháng 5, 2013

Động từ thúc đẩy hiệu quả trên các mạng xã hội phổ biến

​Verb drive conversion and engagement on social networks​Những từ các marketer chọn sử dụng trên mạng có thể có hiệu quả rất lớn đến lead generation và tham gia xã hội. Tất nhiên, marketing nội dung yêu cầu các thương hiệu soạn những câu chuyện thu hút để đẩy người đọc xa hơn trong chu kỳ bán hàng, nhưng trên các cổng xã hội như Facebook và Pinterest, việc tìm những từ đúng để kích thích phản hồi từ người theo dõi là chìa khoá giúp tăng sự chuyển đổi từ xã hội.

Một nghiên cứu gần đây từ Georgia Tech và ĐH Minnesota đã xác định các xu hướng trên Pinterest có thể giúp các marketer tạo ra nội dung tốt hơn. Dẫn dắt bởi  Trợ lý giáo sư Eric Gilbert của Georgia Tech’s School of Interactive Computing, hợp tác với Giáo sư Loren Terveen của University of Minnesota’s College of Science and Engineering, báo cáo chỉ ra những động từ thường có khả năng thúc đẩy sự tương tác trên các trang ghim bảng số. Dữ liệu chỉ ra các thuật ngữ như ‘use,’ ‘look,’ ‘want’ và ‘need’dẫn dắt các chương trình marketing cho các thương hiệu trên Pinterest.

"Độc nhất bốn động từ đó mô tả Pinterest và đặc biệt hấp dẫn" Gilbert nói "Những từ gói gọn ý định của mọi người, bộc lộ động cơ đằng sau những hành động của họ. Bạn có thể sử dụng từ "this" sau tất cả những động từ này, phản ánh những thứ cốt lõi của Pinterest."

Những thương hiệu sử dụng Pinterest để thúc đẩy truy cập đến các trang thương mại điện tử có thể sử dụng phân tích này để phát triển chiến lược nội dung trong tương lai của họ. Pinterest tập trung vào các nội dung thị giác, nhưng từ ngữ vẫn đóng vai trò quan trọng trong tương tác của người dùng với những bài viết thường xuyên, như đã chứng minh trong nghiên cứu gần đây của Georgia Tech và ĐH Minnesota. Hơn nữa, các content marketer cũng có thể quan tâm tìm hiểu rằng những động từ hiệu quả nhất trên Pinterest không giống như trên các trang phổ biến khác như Facebook.

Brafton đã báo cáo trên HubSpot dữ liệu đánh dấu những động từ kích thích bình luận xã hội, chia sẻ và thích trên Facebook. Dựa theo nguồn này, "Should" và "Would" lôi cuốn sự chú ý của người tiêu dùng thường xuyên hơn các thuật ngữ như "Why" và "How". Phân tích chuyên sâu này có thể giúp các thương hiệu thiết kế các bài đăng Facebook và tiêu đề nội dung để tối đa hoá lượng reach và engagement. Không nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng có thể đẩy các chương trình marketing Facebook vào rủi ro.


Các doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian hơn để phát triển những chiến lược biên tập mạnh mẽ hơn để đặt những phương tiện truyền thông thuyết phục nhất trước mắt khách hàng. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thay đổi một từ thành một động từ  cộng hưởng hơn có thể mang lại sự khác biệt lớn giữa tỉ lệ chuyển đối website và tỉ lệ nhảy trang.






Published on by Brafton Editorial