21 tháng 8, 2013

Seth Godin: "Không có bí mật" trong thành công với inbound marketing


seth_godin_2

Đại hội Inbound 13 của HubSpot đang diễn ra tại Boston (từ 19-22/8/2013) là một sự kiện rất lớn đối với marketer toàn cầu. Trong số những diễn giả chính của đại hội có Seth Godin, bậc thầy về marketing và tác giả bán chạy nhất, vâng, là thần tượng của rất nhiều anh chị marketer tôi biết.

Bài viết này sẽ ghi lại quan điểm của ông về thực trạng inbound marketing hiện nay, hi vọng qua cách diễn tả giản dị và dễ hiểu của Seth, độc giả của VietInbound sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về inbound marketing.
________________
Theo Seth Godin, trong giai đoạn gần đây, có 2 (hai) hiện tượng đã hình thành lên thực trạng inbound marketing của ngày nay.

Thứ nhất, sản xuất hàng loạt (mass production). Khi Henry Ford nổi lên thống trị hồi đầu thế kỷ 20, ông đã phổ biến khái niệm "dây chuyền sản xuất" - bằng việc đưa công nhân vào các vị trí chuyên môn hóa và đào tạo họ làm việc với nhau như một phần của quá trình lớn hơn, và sự tự động hóa giúp sản xuất hàng hóa nhanh và hiệu quả hơn.

Thứ hai, số hóa (Digitization). Godin gợi lại thời kỳ những năm 1970, nếu bạn yêu thích một nghệ sĩ ghi âm, bạn đến cửa hàng mua bản ghi âm. Ngày nay việc đó không cần thiết nữa. Mỗi bản nhạc (hoặc bất cứ nội dung phương tiện truyền thông nào) đều có thể có sẵn khi bạn yêu cầu chỉ cần với cú nhấp chuột.

Giờ chúng ta đã bước vào thời hiện đại, với quá nhiều sản phẩm và dịch vụ được sản xuất hàng loạt, và khó khăn tìm cách phân biệt một thương hiệu với những thương hiệu khác. Godin, đang diễn thuyết tại Hội nghị Inbound Marketing 2013 tại Boston, đã sử dụng ví dụ việc khai trương một hàng ăn ngon tại Brooklyn. "Phần khó khăn không phải việc tạo ra miếng thịt ức," Godin nói. "Khó là ở chỗ tìm được người tin tưởng bạn tạo ra thịt ức."

Không có đường tắt

Trong bài phát biểu của mình, Godin hứa hẹn với những người tham gia đại hội là ông đến đó để diễn thuyết về con đường tắt số 1 có thể biến đổi inbound marketing. Và cuối cùng hóa ra cam kết đó là mưu mẹo. "Con đường tắt số 1 trong nền kinh tế kết nối (connection economy) là chả có con đường tắt nào cả," Godin thú nhận "Nếu ai đó bước tới bạn và hỏi "Đường tắt là gì?" thì họ đã hỏi một câu hỏi sai."
Thay vì tìm kiếm những con đường tắt để đưa ra các thông điệp, Godin khuyên các marketer tìm những cách sáng tạo để kết nối chính họ và công ty họ với khách hàng. Không có đường tắt, ông giải thích, nhưng có 4 (bốn) nguyên tắc dẫn đường.

  • Phối hợp (Coordination) - Trước khi bạn có thể đưa ra các thông điệp tiếp thị, bạn phải đặt ra một chiến lược và phối hợp một nhóm người cùng thực hiện nó.
  • Tin tưởng (Trust) - Cuộc hành trình tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận vô hạn bắt đầu bằng việc thu được lòng trung thành của mọi người. Việc này mất nhiều thời gian và công sức.
  • Cho phép (Permission) - Mục tiêu của một marketer không phải là gọi điện một cách lạnh lùng cho mọi người, đưa ra thông điệp ào ạt để cho cả thế giới phải nhìn thấy. Thay vì đó, đó là việc tìm những người muốn nghe từ bạn và truyền tải cho họ thông điệp phù hợp.
  • Trao đổi ý tưởng (Exchange of ideas) - Cuối cùng, khi bạn tìm thấy những người nhận sẵn sàng cho những ý tưởng của bạn, bạn hãy chia sẻ chúng.

Chúng ta đang sống trong thế giới của vô vàn những hàng hóa và dịch vụ sản xuất hàng loạt, nhưng chúng ta có cách chọn những thứ chúng ta yêu thích. Inbound marketing là vấn đề kết nối với người khác, gắn kết họ với những sở thích chung về thương hiệu yêu thích của họ.("Inbound marketing is a matter of making connections with others, uniting them behind their common interests in their favorite brands.") Chúng ta có thể làm việc đó.
"Tôi không nghĩ rằng loài người chúng ta tốt trong việc theo dõi các hướng dẫn. Tôi nghĩ điều chúng ta làm tốt là kết nối. Chúng ta tốt hơn bất cứ loài nào khác, có thể ngoại trừ loài ong, trong việc kết nối. Chúng ta đang từ bỏ nền kinh tế công nghiệp và đi vào nền kinh tế kết nối."

Kết nối và dẫn đầu

Tiếp thị không phải là bỏ bom người khác với các cuộc gọi và thư điện tử cho đến khi họ chịu đầu hàng và mua sản phẩm của bạn. Thực tế, chiến lược này hiếm khi hiệu quả. Một cách tốt hơn, khỏe hơn để nhìn vào inbound marketing là điều này - tại cốt lõi, đó là vấn đề chia sẻ ý tưởng. Bất cứ ai cũng có thể chia sẻ ý tưởng, dù họ là tác giả bán chạy nhất hay chỉ là một khuôn mặt trong đám đông.
"Trong đại hội này, các bạn sẽ học hỏi từ nhau nhiều hơn học từ những người trên sân khấu này," Godin nói "Khi chúng ta tạo ra môi trường để kết nối, chúng ta tạo ra giá trị khổng lồ bằng việc tạo ra các mạng lưới muốn dành sự chú ý cho nhau."
Godin chú ý rằng: Vẻ đẹp của inbound marketing là khả năng mang mọi người đến gần nhau hơn. Và khi bạn làm điều đó, bạn tự nhiên nổi lên là người lãnh đạo trong lĩnh vực của bạn.
"The Beatles không phát minh ra giới trẻ," ông nói. "Họ chỉ xuất hiện để dẫn dắt chúng."


VietInbound Việt hóa từ: CoxBLUE.
__

Đã giữ một giọng nghiêm túc nhất có thể (mấy bài vừa rồi đọc lại nhí nhố quá).
Cảm thấy khó chịu >_<

16 tháng 8, 2013

14 cách tạo ảnh tương tác cho Fanpage Facebook

Bài viết này chép lại từ một trang blog cũ của tôi, hiện nó đang bị hack chiếm mất trang chủ (trang con còn nguyên) nên không tiện chép lại link.
Bài này đăng từ gần 1 năm trước (19/9/2012), được rất nhiều bạn quan tâm với số lần hiển thị và truy cập từ Google rất đáng kể. Xét thấy bài viết vẫn còn giá trị, tôi đăng lại sang blog này để phục vụ độc giả của VietInbound.

Chúc bạn cuối tuần vui vẻ. ;)
____________

Chắc hẳn trong chúng ta không ai là không hiểu khả năng lan tỏa sâu rộng của Facebook cùng với danh hiệu MXH lớn nhất hành tinh đạt ngưỡng 1 tỉ người dùng. Mới vài ngày trước đây, Facebook đã đánh bật Google để chiếm ngôi quán quân cho vị trí website có lượng truy cập lớn nhất thế giới. (Hi, nghe toàn tin sốt dẻo ;))
Từ khi Facebook thử nghiệm giao diện timeline đối với các tài khoản cá nhân hồi cuối năm 2011 và áp dụng giao diện đó trên tất cả các fanpage bắt đầu từ tháng 3 năm 2012, người dùng đã dần dần chuyển từ thái độ phản đối sang việc làm quen và bắt đầu tỏ ra thích thú với việc sử dụng timeline.

Việc sử dụng timeline đối với fanpage của các tổ chức, cá nhân đã thực sự mang hiệu quả marketing cao hơn hẳn so với giao diện fanpage trước đó, nó giúp cho việc tương tác có tính trọng tâm hơn. Đặc biệt việc Facebook cải tiến chế độ đăng ảnh, trình bày và xem hình ảnh đã giúp cho người dùng có những trải nghiệm mới mẻ và ấn tượng hơn hẳn  với những nội dung đăng tải trên stream của họ cũng như khi ghé thăm một trang cá nhân hay một fanpage bất kỳ.

Bài viết này sẽ tổng hợp một số mẹo vặt và thủ thuật mà tác giả thu lượm đc từ nhiều nguồn và nhiều dẫn chứng cụ thể để các bạn quản lý fanpage có thể tham khảo nhằm cải thiện tính thẩm mỹ và tương tác với người dùng, tăng lượng fan và từ đó tăng lượng khách hàng tiềm năng.

Tác giả xin nhấn mạnh, bài viết này tập trung vào các fanpage của các công ty và thương hiệu để giúp họ thu hút lượng fan để phục vụ mục tiêu kinh doanh, tuy nhiên với các profile cá nhân và các page phi lợi nhuận hoàn toàn cũng có thể tham khảo để tạo sự phá cách và gây ấn tượng cho trang Facebook của mình.

Thủ thuật cho ảnh bìa và ảnh hồ sơ

 

1. Kích cỡ ảnh bìa
Ảnh bìa nên sử dụng kích cỡ chuẩn là 850×315(px) để ảnh hiển thị vừa khung cho phép và đảm bảo hiển thị tất cả các nội dung có thể truyền tải. Để kiểm tra xem ảnh đã vừa với khung chưa, bạn có thể sử dụng tính năng Điều khiển (Reposition) , kéo thử ảnh lên trên, xuống dưới, sang trái, sang phải, nếu như ảnh không di chuyển thì chứng tỏ bạn đã crop đúng kích cỡ ảnh.

2. Kích cỡ ảnh hồ sơ
Ảnh hồ sơ hiển thị là hình vuông với kích cỡ 160×160(px). Các bạn nên lựa chọn tải ảnh với kích cỡ lớn hơn kích cỡ đó và tốt nhất là đăng ảnh vuông để đảm bảo ảnh hiển thị toàn bộ.
Nếu ảnh tải lên không vuông có thể khắc phục bằng tick vào Scale to fit trong Edit thumbnail (hay Chia tỉ lệ cho vừa khung trong mục Chỉnh sửa ảnh nhỏ), nhưng theo kinh nghiệm của tác giả,các bạn nên tải ảnh vuông từ đầu.
Nếu là logo của công ty/thương hiệu, các bạn nên chuẩn bị sẵn trước một vài ảnh vuông (square) kích cỡ lớn nhỏ khác nhau và dùng ảnh đó làm ảnh profile trên facebook. Bạn sẽ còn cần những ảnh đó trên các kênh mạng xã hội khác vì hầu hết các MXH đều hiển thị ảnh hồ sơ hình vuông. Thông thường các website cho phép người dùng crop ảnh để lựa chọn vùng ảnh hiển thị như mong muốn và tự động scale các ảnh nặng để đạt khối lượng vừa đủ nhưng một số mạng xã hội/diễn đàn lại bắt buộc người dùng phải crop ảnh và đảm bảo cỡ ảnh đúng theo yêu cầu (về size và dimension) trước khi tải ảnh. Nên tốt nhất bạn cứ chuẩn bị sẵn ảnh trước để đỡ mất thêm một thời gian crop hay scale ảnh khi đăng trên các website.
Lòng vòng đi đâu rồi, chúng ta quay lại với các thủ thuật cho ảnh bìa và ảnh hồ sơ của Facebook nhé.
Đối với các công ty/thương hiệu, sự lựa chọn cổ điển thường là logo/banner chứa slogan của chính công ty đó, nhưng đôi khi các ad thử thay đổi bằng cách thay cover bằng một hình ảnh độc đáo khác biệt xem, chắc chắn sẽ gây ấn tượng độc đáo cho người xem và … là phương pháp “câu like” hữu hiệu. ^^

3. Ảnh bìa thay đổi theo mùa hoặc sự kiện
Việc thay đổi ảnh bìa theo mùa hoặc sự kiện mang lại nhiều lợi ích: Vừa thu hút sự quan tâm của cộng đồng, vừa giúp làm mới fanpage, đặc biệt thúc đẩy hiệu quả các chiến dịch quảng cáo.
Fanpage CLB TMĐT ĐH Ngoại thương
Fanpage CLB TMĐT ĐH Ngoại thương
Fanpage của KFC Vietnam
Fanpage của KFC Vietnam
Tuy nhiên các quản lý page cần chủ động thay đổi ảnh sau khi sự kiện kết thúc, nếu không sẽ “lợi bất cập hại” khi nội dung đâu tiên xuất hiện trước mắt người dùng khi bước chân vào fanpage lại là một nội dung đã lỗi thời.

4. Ảnh bìa gắn liền với ảnh hồ sơ
Khi hiển thị trên fanpage, ảnh hồ sơ che mất một phần ảnh bìa, các ad có thể tận dụng đặc điểm này để tạo sự tiếp nối về nội dung giữa ảnh bìa và ảnh hồ sơ để gây ấn tượng cho khách ghé thăm.
Fanpage của Vietbood.com
Fanpage của Vietbood.com

5. Trưng bày sản phẩm/dịch vụ của công ty/thương hiệu
Đây cũng là một lựa chọn không tồi nếu công ty muốn trưng bày những sản phẩm nổi bật, các sản phẩm mới cùng vài ba nét nổi bật của sản phẩm. Doanh nghiệp cũng có thể qua đó tập hợp các ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm.
Fanpage của Dell FC Vietnam
Fanpage của Dell FC Vietnam

6. Ảnh bìa khơi gợi các giác quan
Nếu bạn là một thương hiệu về đồ ăn, đồ uống, tại sao không lựa chọn những ảnh bìa có thể đánh thức mọi giác quan của người xem như thế này?
Fanpage của Nghiền cà phê
Fanpage của Nghiền cà phê

 

Thủ thuật cho album ảnh

 

1. Up ảnh chế độ bình thường
Facebook cho phép người dùng up ảnh với chế độ độ phân giải cao. Dù vậy thì chất lượng hình ảnh cũng sẽ không được giữ như ảnh ban đầu, thế thì tội gì bạn phải mất thời gian chờ đợi thâu đêm để up ảnh HD lên Facebook và người xem phải mất thêm thời gian chờ load từng cái ảnh trong khi cái mà độc giả Facebook cần là tiếp thu thông tin và có thể phản hồi nhanh.
Nếu bạn muốn chia sẻ ảnh gốc HD, bạn có up lên các web lưu trữ ảnh chuyên biệt và nếu thích, người dùng có thể truy cập trực tiếp các site đó để xem ảnh.

2. Trưng bày các sản phẩm
Không chỉ đơn giản là đăng hình sản phẩm được photoshop mê ly hút hồn, bạn có thể đăng hình ảnh khách hàng đang sử dụng những sản phẩm của bạn. Điều đó sẽ giúp sản phẩm của bạn trở nên gần gũi hơn, và bạn hãy chủ động xin những khách hàng có mặt trong ảnh địa chỉ email/facebook để gửi link ảnh/album, chắc chắn họ sẽ rất sẵn sàng like và chia sẻ ảnh có mặt họ cho bạn bè của họ.

3. Tổ chức các cuộc thi ảnh tạo tương tác
Nhiều công ty đã tổ chức những cuộc thi ảnh cho cộng đồng ghi lại khoảnh khắc cùng với sản phẩm của họ và tập hợp thành các album riêng trên fanpage. Sau những cuộc thi như vậy, cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận của các fanpage được gia tăng đáng kể.
Fanpage KFC
Ảnh dự thi Ăn Gà Giòn Lá Chanh, “Chộp” Ảnh Rinh Quà Lớn!!! Trúng iPad 2 cùng 1 năm ăn KFC miễn phí!!! tổ chức năm 2011

4. Người hâm mộ tiêu biểu của tuần
Cũng gần giống như hình thức thi ảnh, hình thức “Người hâm mộ tiêu biểu của tuần” khuyên khích người dùng tự tại ảnh cá nhân lên qua một ứng dụng và các quản lý fanpage sẽ lựa chọn một người tiêu biểu đăng lên ảnh bìa trong một tuần. Tác giả chưa thấy fanpage nào ở VN áp dụng hình thức này, dưới đây là một ví dụ của hãng bánh Donut Dunkin’
Featured fan of the week - Dunkin' Donut
Featured fan of the week – Dunkin’ Donut


5. Album ảnh giới thiệu về môi trường làm việc công ty
Người dùng thường tiếp xúc với công ty của bạn qua giao diện website vô tri vô giác, tại sao bạn không tạo cho họ cái nhìn sâu hơn về những gì đang xảy ra trong công ty bạn phía sau trang web. Một môi trường chuyên nghiệp, những con người vui vẻ, chắc chắn khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi hơn và tin tưởng hơn khi sử dụng dịch vụ của công ty bạn, và những ứng viên tiềm năng sẽ bị thu hút và thôi thúc viết đơn apply vào công ty của bạn.
1 album ảnh trên fanpage nhaccuatui.com
1 album ảnh trên fanpage nhaccuatui.com

6. Giới thiệu những nhân viên trong công ty
Những con người đã và đang mang lại những thành tựu cho công ty bạn, họ đáng được ghi nhận những đóng góp. Hãy tạo một album giới thiệu từng thành viên tiêu biểu: tên của họ, vị trí, đóng góp họ đã mang lại cho công ty, những tâm sự của họ… Một khi công sức đã được ghi nhận, chắc hẳn các nhân viên của bạn sẽ tự tin hơn và sẽ đóng góp tốt hơn cho tương lai của tổ chức. Và khán giả cũng sẽ có cái nhìn thân thiện hơn đối với công ty của bạn.
Đại gia đình Vật giá - Ảnh trích từ Album của fanpage Vatgia.com
Đại gia đình Vatgia – Ảnh trích từ Album của fanpage Vatgia.com
Kể ra thì hình ảnh này sẽ mang tính chất minh họa tốt hơn nếu các nhân vật trong hình được chụp trong bối cảnh công ty. Bản thân tác giả cũng có một số bạn bè làm ở VG, ảnh họ chụp với cái background Living Internet của VG rất đẹp.

7. Ảnh về các sự kiện
Đây có thể coi là một hoạt động quen thuộc mà các fanpage thường áp dụng. Tuy nhiên cần chọn lọc những hình ảnh đẹp và tiêu biểu liên quan đến sự kiện. Tránh những ảnh lỗi, ảnh mờ, ảnh lặp, ảnh xoay không đúng chiều và cần sắp xếp ảnh theo đúng thứ tự cũng như ghi chú thích cho ảnh rõ ràng về hoạt động và những người xuất hiện trong ảnh. Nếu album ảnh quá nhiều mà không có chú thích rõ ràng, người xem sẽ chỉ nhìn lướt qua mà không có hứng thú gì để theo dõi toàn bộ album của bạn.

8. Đăng ảnh có nội dung hài hước/mang tính xã hội sâu sắc/chứa nội dung giáo dục
Đây là những cách tác giả thấy thu hút lượng like và chia sẻ rất nhiều, nhưng vì những ảnh đó không liên quan trực tiếp đến fanpage của bạn, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tác phẩm của bạn sẽ bị các page khác copy về và công sức tạo nội dung của bạn sẽ không mang lại thành quả mong muốn. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục bằng cách đặt địa chỉ nguồn gốc từ website/fanpage của bạn lên ảnh. Nhưng những kẻ copy chuyên nghiệp sẽ vẫn có khả năng xóa bỏ dấu vết và biến thành quả của bạn thành của họ.
Và bạn hãy cho phép người hâm mộ tự tag tên mình và những bạn bè họ muốn để nhiều người biết đến các album và fanpage của bạn một cách tự nhiên hơn thay vì tag một loạt cả những đối tượng không thực sự hứng thú với nội dung của bạn chỉ vì lý do người đó lắm bạn bè.


———————
Trên đây là một vài mẹo giúp bạn tận dụng hình ảnh để tăng sự tiếp cận và phản hồi từ người hâm mộ đúng nghĩa. Bài viết có sử dụng tư liệu từ một số fanpage mà tác giả chưa kịp xin phép và cũng ngại mang tiếng spam nên không xin phép. :”>
Nhìn chung các fanpage ở VN hiện nay tác giả nhận thấy nhiều nội dung chia sẻ không mấy độc đáo, thường chỉ thu hút like và share cho có phong trào, chứ sự ghi nhận và gắn bó sâu sắc đối với nguồn chia sẻ thì không cao. Nếu chỉ tạo nội dung và chia sẻ cho vui thì những vấn đề như thế không sao cả. Còn đứng trên góc độ kinh doanh và cân nhắc hiệu quả hoạt động marketing, đối với các doanh nghiệp cần tiếp cận kênh Facebook để tăng khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng hiện tại, các fan trung thành của bạn thì tốt nhất không nên tin tưởng quá nhiều vào những chiêu thức câu like nhàm chán và đôi khi phản cảm.
Rất hi vọng bài viết có thể giúp ích phần nào. Nếu bạn có những hình thức khác hữu hiệu hơn, hoặc ý kiến phản hồi với tác giả bài viết, hãy để lại bình luận ở phía dưới.
- Trang Thương mại điện tử – một buổi sáng mát mẻ cuối tháng 9/2012 ^^ -

13 tháng 8, 2013

9 (=4+5) phương án để thư được vào Primary Tab của Gmail

new gmail primary tab

Mấy tháng nay, cộng đồng mạng bàn tán khá sôi nổi về giao diện mới Gmail, lẽ dĩ nhiên vì người dùng Gmail tích cực chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng số người dùng Internet hiện nay.

Một chủ đề được rất nhiều người làm email marketing quan tâm đó là: Việc phân loại theo tab có ảnh hưởng gì đến hiệu quả các chiến dịch email marketing sắp tới & Làm thế nào để email tiếp thị có thể được đưa vào tab "Chính" trong inbox người nhận.

Không có "duyên" trở thành một email marketer nhưng tôi vẫn luôn thích email marketing, tự tin về triển vọng phát triển của email marketing trong bức tranh chung của marketing và sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng hữu ích về email marketing cho độc giả của VietInbound. Rõ ràng email marketing luôn là một công cụ quan trọng của bất cứ chiến lược inbound marketing nào.

Trước hết, cho đúng thủ tục thì chúng ta nên điểm qua những thay đổi nổi bật của Gmail mới:

Giới thiệu Gmail mới

 Về cơ bản, mọi người cũng nắm được sơ sơ cách tổ chức hộp thư đến theo các "tab" (chưa biết dịch tiếng Việt là gì) riêng biệt.
  • Chính (Primary): Thư và cuộc hội thoại trực tiếp không xuất hiện trong các tab khác. Tất cả những email trao đổi trực tiếp của bạn bè, đồng nghiệp mặc định sẽ được đưa vào tab Chính.
  • Xã hội (Social): Thư từ các mạng xã hội, trang mạng truyền thông, dịch vụ hẹn hò trực tuyến và các trang web xã hội khác. Ví dụ như những email thông báo từ Facebook, Google+, Twitter, LinkedIn, ...
  • Quảng cáo (Promotions): Ưu đãi, khuyến mãi và các email tiếp thị khác.
  • Nội dung cập nhật (Updates): Các nội dung cập nhật cá nhân được tự động tạo, bao gồm xác nhận, biên lai, hóa đơn và bản sao kê.
  • Diễn đàn (Forums): Thư từ các nhóm trực tuyến, diễn đàn thảo luận và danh sách gửi thư. Dễ gặp nhất là thư gửi đến một email nhóm (ví dụ googlegroups).

5 tab Hộp thư đến Gmail Inbox mới: Chính, Xã hội, Quảng cáo, Nội dung cập nhật và Diễn đàn


Gmail mới trên di động - các cách để email vào primary tab
Gmail mới cũng đã cập nhật trên các ứng dụng di động phổ biến như Android và iOS.
Ảnh này đi mượn t_t máy mình chưa có nên chưa demo được :-<


Việc sắp xếp này mang tính tương đối. Có khi cùng là thư gửi bằng phần mềm email marketing (người gửi là @ gì gì đó via @ gì gì đó chẳng hạn) có trường hợp rơi vào Primary, có trường hợp rơi vào Promotions hay Updates. Bản tin hàng ngày, hàng tuần của các blog có bạn nhảy vào Nội dung cập nhật (như thư từ SocialMediaExaminer, ECT), có bạn lại rơi vào Quảng cáo (như thư từ HubSpot).

thư gắn dấu sao GmailTình hình lạc quan là Google rất linh hoạt chiều lòng người dùng. Người dùng có quyền tổ chức hiện hay ẩn các tab theo ý muốn. Ngoại trừ tab Chính không thể bỏ chọn được, còn nếu bạn không chọn tất cả 4 ô phía dưới thì hòm Gmail của bạn chẳng khác gì trước. Và khi bạn "tick" vào ít nhất một ô để cho một tab "phụ" hiện ra thì lập tức xuất hiện một lựa chọn mới cho Thư được gắn dấu sao - Starred Messages cho phép những thư dù ở tab "phụ" nhưng nếu được gắn dấu sao thì thư đó còn hiện cả trong tab Chính nữa. Cấu hình hộp thư đến Gmail để trình bày các tab theo ý muốn

Cá nhân tôi hình như chưa bao giờ gắn sao cho thư cả (không quen dùng), nhưng khi xuất hiện tùy chọn này trong gmail, tôi chú ý hơn và ghi nhớ trong việc tổ chức thư của mình, cụ thể là tôi gắn sao cho loạt bài tip của CopyBlogger để tiện nghiền ngẫm đợt này, đọc xong rồi sẽ bỏ sao :">



Là người dùng, chúng ta nên "đối xử" ra sao với Gmail mới?

  Có được ý tưởng "dở người" và "phiền phức" này là do Google rất "thương" người dùng khi người dùng Gmail phải đối mặt với sự quá tải thư điện tử mỗi ngày. Vì thế họ mới có thể vượt qua Hotmail để trở thành dịch vụ email phổ biến nhất thế giới năm 2012 theo một thống kê của comScore.

Tính năng lọc email trong Gmail không hề mới và đã thực hiện rất tốt. Bạn có thể thiết lập các nguyên tắc cụ thể và phân loại email để đưa vào các thư mục tùy ý. Tuy nhiên việc tự động phân loại ban đầu sẽ giúp người dùng tiết kiệm một số công đoạn cũng như có một số lựa chọn khác nhằm tăng hiệu quả sử dụng email, tiết kiệm thời gian và tổ chức hộp mail tốt hơn.


Tôi đồng ý với nhiều người ủng hộ giao diện mới Gmail ở một lý do: Select All => Delete hoặc để di chuyển sang folder khác rất tiện với những email nhìn tít không hấp dẫn nhưng lại ngại unsubscribe.^^

4 cách để đưa email bạn nhận được vào tab Chính


Bạn là người nhận email, bạn muốn thư từ một địa chỉ gửi mà bạn mong muốn vào được tab Chính, hoặc các tab khác, bạn có thể làm những cách nào?

1. Gắn sao

Bạn có thể gắn sao các thư quan trọng để những thư đó tự động hiện ở tab Chính. (như đã trình bày ở trên) 
Đây là cách tạm thời, chỉ áp dụng được với một email cụ thể (thì phải :-?)

2. Kéo thả
Đó là cách dễ dàng nhất được chính Gmail giới thiệu trong lần làm quen đầu tiên với Gmail mới



kéo thả thư giữa các tab để thiết lập quy tắc gmail inbox 

Để chuyển thư, bạn giữ chuột trái và giữ email đó để kéo nó từ tab này sang tab khác.

 5 phương án để thư vào Primary Tab - giữ chuột trái lên email và kéo thả từ tab này sang tab khác

Thả chuột để email rơi vào tab mới chọn. Khi đã thả rơi, trên màn hình Gmail hiển thị ô màu vàng hỏi bạn có muốn thay đổi vĩnh viễn. Chọn Có (Yes) để đồng ý từ giờ trở về sau tất cả các thư từ cùng địa chỉ gửi đều sẽ xuất hiện ở tab vừa chọn.

5 phương án để thư vào Primary Tab - Chọn Có để đồng ý cho tất cả các thư sau từ địa chỉ đã cho tự động vào tab vừa chọn

3. Chuột phải
(Ồ, cách này giờ mềnh mới biết à. @@)
 Bạn có thể chọn thư, ấn chuột phải (right-click) vào thư để xuất hiện danh sách các lựa chọn. Bạn chọn
Chuyển đến tab (Move to tab) để đến một danh sách tùy chọn tiếp theo. Bạn click vào và chọn tab bạn muốn chuyển email đến.
Lưu ý: Cách này chỉ thực hiện được trên một số trình duyệt nhất định.


5 phương án để thư vào Primary Tab - bấm chuột phải để chuyển thư sang tab mới

Cũng như kéo-thả, sau khi chuyển tab cho một email, một hộp màu vàng cũng lại hiện ra để bạn thiết lập quy tắc về sau cho những email từ cùng một địa chỉ.

4. Tìm lọc
Lựa chọn này thực ra đã có từ lâu, có vẻ hơi dài dòng phức tạp, nhưng lại có thêm nhiều lựa chọn khác nâng cao hơn cho bạn. Ví dụ bạn có thể lọc theo tiêu đề, theo từ khóa, và có nhiều lựa chọn xử lý email bên cạnh việc chuyển tab.

Bấm vào hộp chọn trước email bạn muốn chuyển tab => Tác vụ khác (More) => Lọc thư dựa theo những thư này (Filter messages like these)
5 phương án đưa thư vào Primary tab - chọn và lọc thư theo địa chỉ gửi

Nhiệm vụ của lệnh trên là Gmail sẽ tập hợp cả những email có cùng địa chỉ gửi tới đưa ra trang kết quả, đồng thời mở ra một trang tác vụ tiếp theo. Bạn chỉ cần bấm vào dòng cuối: Tạo bộ lọc với tìm kiếm này (Create filter with this search)
5 phướng pháp đưa thư vào tab Chính Gmail - tạo bộ lọc với thư từ cùng một địa chỉ gửi

Tại bảng tiếp theo, bạn sẽ thấy ở cuối bảng có mục Phân loại là (Categorize as) cùng một hộp xổ xuống. Để đưa email vào tab Chính, bạn cần chọn danh mục Cá nhân (Personal)

Bạn có thể kéo thả thư giữa các tab để các thư của cùng người gửi đó lần sau sẽ tự động vào tab bạn muốn.



Dân email marketing cần làm gì với Gmail mới? 

Bất cứ ai làm email marketing đều có mong muốn "tột bậc" là làm sao để email của công ty họ không chỉ được vào inbox mà còn luôn nằm ở vị trí dễ thấy trong hộp thư đến, cụ thể là ở trên cùng, trên màn hình đầu, tốt nữa là được gắn thư quan trọng (hình 5 cạnh vàng vàng bên cạnh dấu sao ấy) khi người dùng kiểm tra hộp thư.

Đến thời điểm này chưa có tài liệu công khai và cụ thể về cơ chế mà Google sử dụng để lọc email phân bổ vào các tab như thế nào.Với những người làm email marketing, nhìn vào báo cáo thì cũng chỉ biết là thư gửi đi thành công chứ không thể nắm được chúng rơi vào tab nào trong hộp thư Gmail của người nhận.
Không ít marketer lo lắng rằng nhỡ đâu khi thư tiếp thị rơi vào Promotions tab của khách hàng, chúng sẽ bị đối xử với một-con-mắt-khác, và tỉ lệ mở do đó sẽ bị sụt giảm.

Xin trả lời bạn rằng:
Người dùng email rất thông minh, họ sẽ nhanh chóng làm quen với các tab mới này và học cách xử lý email phù hợp nhất. Bạn có giành được đất trong Primary tab hay không cũng không ảnh hưởng gì đến việc người dùng có muốn đọc email của bạn không. Nếu họ thật sự muốn đọc, thì dù email của bạn chẳng may có vào Spam họ cũng sẽ lôi bạn ra và đưa bạn đến nơi xứng đáng.

 Nếu bạn thương khách hàng, tôi sẽ mách nước cho bạn một số cách để củng cố tình cảm của người dùng Gmail với các thông điệp của bạn, và may mắn hơn thì những thông điệp của bạn có thể được đưa vào tab Chính.
Nếu bạn không thương khách hàng, tôi ghét bạn! :((

5 phương án để thư của bạn vào Primary Tab của Gmail của người nhận


1. Kiểm soát chặt chẽ sự ảnh hưởng của Gmail mới đến việc kinh doanh của bạn.
Bạn hãy rà soát lại tỉ lệ mở email trong các chiến dịch gần đây, đặc biệt chú trọng phân tích những khách hàng dùng Gmail. Có thể hiện tại chưa có nhiều thay đổi, nhưng Gmail mới vẫn chưa triển khai đến tất cả mọi tài khoản, vì thế hãy tiếp tục theo dõi từng thông số cụ thể.


2. Thử nghiệm xem loại nội dung nào dễ vào tab Chính/Quảng cáo.
Chưa ai rõ Gmail dùng thuật toán gì để quyết định số phận một bức thư rơi vào tab Chính hay Quảng cáo. Nhưng bạn có thể tự kiểm nghiệm với các địa chỉ gửi, hình ảnh, nội dung và liên kết khác nhau xem liệu có cách nào đưa các email của bạn tới thẳng tab Chính.


3. Khuyến khích người nhận đưa thư của bạn vào tab Chính
Nghĩa là bạn phải tập trung tạo nội dung nào mà người nhận không muốn bỏ lỡ.
Bạn có thể triển khai một chiến dịch đặc biệt dành riêng cho người dùng gmail để thu hút sự chú ý của họ và tăng tương tác với thương hiệu của bạn.
Bạn có thể dành thời gian suy nghĩ để soạn những dòng tiêu đề  kích thích mở thư khi người dùng nhìn vào tab Quảng cáo và lựa chọn thời điểm gửi email hợp lý sao cho gần nhất với thời điểm người nhận truy cập email trên máy tính hay thiết bị di động. Có như vậy thì thông điệp của bạn mới có khả năng cao được ở trên đầu danh sách thư đến.
Trong một vài email gửi đi sắp tới, bạn có thể nhắc người nhận đưa email của bạn vào tab chính, đó là cách nhanh nhất để tất cả các thư sau sẽ tự động xuất hiện ở đó - xong!


4. Liên lạc trực tiếp
 Việc liên lạc trực tiếp sẽ đền bù xứng đáng cho bạn khi bạn được chú ý. Bạn hãy tính đến cách gửi thư trực tiếp 1-1 bằng chữ thường với dòng tiêu đề gây chú ý, ví dụ như "Thông báo quan trọng về việc nhận bản tin của bạn" (đại loại thế), trong đó bạn có thể nhắc người nhận chuyển các bản tin của bạn vào tab chính để họ không bị bỏ lỡ trong những lần sau. Hoặc gửi cho họ 4 cách mà tôi đã chỉ ở phần trên cho họ thỏa thích khám phá.
(Bạn có thể tranh thủ lập một bản khảo sát người dùng về trải nghiệm hòm mail mới để nắm bắt thói quen của họ, cách xử lý email không chỉ đối với thư tiếp thị của công ty bạn mà còn những thư khác họ nhận, từ đó bạn có thể thiết kế email sao cho hợp lý hơn trong các chiến dịch sắp tới. Một công bao nhiêu việc!)


5. Liên tục kiểm soát
Tab Quảng cáo của Gmail hiện nay vẫn còn mới mẻ và hấp dẫn, người dùng sẽ thích khám phá nó. Vì thế vẫn còn quá sớm để khẳng định tác động của tab với lượt mở thư (tức là đừng vội mừng nếu tự dưng lượt mở tăng vọt, có thể người ta chỉ thấy lạ lạ với tab mới chứ họ chẳng thiết tha gì đọc mail bạn gửi. :3).  Có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc khi xem xét các báo cáo, như: người dùng có quay lại giao diện cũ? Họ đã chuyển email của bạn sang primary tab chưa? Họ đã hình thành thói quen kiểm tra tab Quảng cáo chưa? Hoặc sẽ ra sao nếu email của bạn vào các tab khác như Xã hội hoặc Nội dung cập nhật? v.v và v.v.

Mà tôi đã bảo rồi, mail của bạn vào tab nào cũng không quan trọng bằng khách hàng có thích nhận và mở email đó không. Có khi vào Quảng cáo nhưng họ vẫn nhận email của bạn còn hơn là đưa tin quảng cáo dồn dập vào tab Chính để rồi người nhận "ngứa mắt" đánh spam hoặc hủy đăng ký. Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, móng tay nhọn thì vẫn còn có bấm móng tay cơ mừ. :3


Kết luận (dành cho email marketers) - Móng tay

  Hãy quên đi cuộc chiến giành Primary tab, nếu thư của bạn nhằm mục đích quảng cáo, bạn cứ nên chấp nhận để nó vào đúng vị trí vốn dĩ dành cho nó. Bạn hãy tiếp tục chú trọng vào việc củng cố mối quan hệ giữa công ty bạn và khách hàng để khiến họ nhớ đến bạn thường xuyên.  Bạn thương khách hàng, khách hàng sẽ không để bạn thiệt thòi.


Kết luận (dành cho email subscribers) - Bấm móng tay

Bọn nào gửi mail vớ vẩn, gửi mail không mong đợi bạn cứ đánh spam hết cho lẹ. Nhưng bên nào gửi email lịch sự (như VietInbound chẳng hạn), thì đừng coi là quảng cáo mà cứ coi là bạn bè lâu ngày nhé. <3
JK!LOL! =))
___________________________

Đặt tít là "5 phương án để thư của bạn vào Primary Tab của Gmail" để rồi cuối cùng nhận được kết luận là "chả cần". Nó mất thời gian gõ, mình mất thời gian đọc. Bực mình thế cơ chứ!! =.="

Hừ! Đằng nào cũng mất công vào đây rồi, hay là thử ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN chăng. Xem nó có gì nguy hiểm. :3

Bài viết có tham khảo blog: pure360.com

Ghi chú: Giờ là 1:29 AM Ngày 15/8/2013 và bài viết này đã lột xác nhẹ từ 5 phương án thành 9 (=4+5) phương án và có thêm một vài lời thủ thỉ đâu đó. VietInbound xin kính báo để những ai đọc rồi nên đọc lại! ^3^

12 tháng 8, 2013

Trang đích là gì - làm quen với khái niệm

Nhờ 4 ngày về quê đón bão số 6, internet sụt sùi, thỉnh thoảng mất điện, tôi có động lực "cày xới" cuốn "The Ultimate Guide to Landing Page Optimization" của Unbounce và giờ là lúc tôi ôn lại kiến thức chép trong cuốn sổ tay. Cảm giác mình là người chăm chỉ rất chi là dễ chịu. :3
Tôi quyết định đăng "bài ôn tập" này lên blog nhằm giải quyết "cơn đói nhẹ" của một số bạn trong group iMarketer và bản thân tôi cũng muốn có thêm hiểu biết sâu sắc về chủ đề.

Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bài viết này và tải cuốn sách kia về tự nghiên cứu, vì tôi cũng chỉ tóm tắt từ sách đó và thổi thêm chút gió thôi. :D

Landing Pages - LP - Trang đích là gì? 


Nếu ai đã qua sử dụng Google Analytics - công cụ phân tích website chắc cũng đã từng bắt gặp thuật ngữ này trong mục Traffic Sources -> SEO -> Landing Pages (en) hay Tất cả lưu lượng truy cập -> Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm -> Trang đích (vi)

Một landing page theo nghĩa thông thường là bất cứ trang web (web page) nào trên một website mà khách truy cập website có thể đặt chân lên  (land on), thế nên nó mới được gọi là "Landing pages" (tiếng Việt dịch là "Trang đích", không phải là "Trang đặt chân")

Tuy nhiên trong marketing và quảng cáo trực tuyến, landing page hơi khác một chút, không còn là 1 trang web trong hệ thống website mà là một trang web đứng một mình (standalone web page), tách hẳn với website chính, được thiết kế với mục tiêu trọng tâm duy nhất mà chiến dịch marketing/quảng cáo đặt ra, nhằm hướng khán giả vào một hành động cụ thể.

Để đưa bạn tới trang đích, người làm marketer có thể dùng bất cứ công cụ marketing quen thuộc: SEO, PPC, truyền thông xã hội, v.v. để khán giả mục tiêu, có nhu cầu phù hợp có thể tìm thấy, truy cập và thực hiện hành động được người làm marketing mong muốn. 
Bạn có thể ngạc nhiên nếu lúc nào đó bắt gặp một trang đích giới thiệu về một sản phẩm của một công ty nhưng không đặt trên domain và website chính thức của công ty đó và nghi ngờ độ tin cậy của thông tin trên đó, e ngại nhập email và thông tin cá nhân vào biểu mẫu chuyển đổi. Nhưng đó là hiện tượng bình thường ở một số mạng tiếp thị liên kết.

Trong inbound marketing, landing page là một thành tố quan trọng để chuyển đổi khách truy cập (visitors) thành nhân mối (leads). Để nắm rõ hơn được ý này, mời bạn ngắm lại bức hình màu cam rất đẹp trong bài Inbound Marketing là gì. Vâng, landing page rất liên quan đến inbound marketing, nên nó đang được tặng một chiếc ghế trang trọng trong blog VietInbound.

So sánh Landing page và Homepage: tại sao nên dùng landing page chứ không phải homepage?

Nếu đã được tiếp xúc nhiều với landing page, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được nó có một cái form cho bạn cung cấp email nhằm có được một cuốn ebook, hoặc đăng ký bản tin, đại loại vậy. Hoặc trang đích cũng có thể có một loạt nút bấm đề đưa bạn đi hết 1 câu chuyện kể nhằm lèo lái đưa bạn đến quyết định dùng thử sản phẩm.

Và bạn cũng có thể biết trang chủ của nhiều website cũng có mẫu đăng ký email hay nút kêu gọi dùng thử y hệt như vậy.

Landing page vs Homepage: khác gì nhau? Tất nhiên 2 khái niệm đó không thể là 1.
so sánh trang đích và trang chủ, landing page vs homepage
Câu trả lời là: Landing page mang lại tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) cao hơn Homepage rất nhiều.
Vì Trang chủ website thường là một trong hệ thống các trang web liên kết với nhau, có thể điều hướng qua nhau: từ Giới thiệu, Sản phẩm, Liên hệ, Blog, v.v., người dùng có nhiều lựa chọn đi tiếp thay vì việc click vào nút CTA chính để đọc thêm về dịch vụ, cho dù CTA đó có nằm to nổi bật như thế nào ở chính giữa website. Hậu quả là loãng thông điệp, giảm tỉ lệ chuyển đổi.
Các liên kết không dẫn tới mục tiêu chuyển đổi gọi là "conversion leak"

Trong khí đó, Landing page là trang web đứng 1 mình, nó đã gỡ bỏ đi các thành phần điều hướng, liên kết ngoài mà chỉ tập trung vào kêu gọi hành động chính, CTA duy nhất, nó giúp tránh tình trạng người dùng bị xao nhãng khỏi mục đích quan trọng nhất của trang.

Một thống kê của unbound cho thấy. Trung bình một trang đích có 1 liên kết đi ra - và một trang chủ có đến 14 liên kết đi ra (thế là chỉ còn 1/14 cơ hội chuyển đổi so với trang đích)




các thành phần trong trang đích landing page
Một trang đích gọi-là-đầy-đủ gồm 7 phần:

1. Tiêu đề  - Headline
Là nội dung to, nổi bật trên cùng trang web nói rõ cho khán giả thấy được "trong này có gì"
Thông thường headline này chính là thẻ title trong trang web, và nếu bạn muốn xếp hạng trên kết quả tìm kiếm, headline nên chứa từ khóa quan trọng mà bạn muốn xếp hạng.
Nếu headline không truyền tải được hết mục đích chính của trang đích, bạn có thể thêm dòng subheadline nhỏ hơn ở dưới.

2. Ảnh minh họa - Hero Shot
Là ảnh minh họa cho nội dung được đề cập trới trong trang đích: bìa cuốn sách, thumbnail của một webinar theo yêu cầu, hoặc cái gì gì đó. Một hình ảnh nói được nghìn từ, nó sẽ hiện hình thu nhỏ nếu bạn chia liên kết trên các MXH, nó có thể cho phép bạn chia sẻ trang đích này lên Pinterest để phát tán nội dung.

3. Thông báo lợi ích - Benefit Statement
Nếu người dùng thực hiện hành động gì đó, họ sẽ được nhận lại gì?
Chức năng của phần này là thuyết phục, giáo dục người dùng có thêm hiểu biết và sự tin cậy để hành động. Tuy nhiên bạn không nên viết dài lê thê tràng giang đại hải mà cần tóm tắt ngắn gọn, cô đọng. Thường thì 3-5 gạch đầu dòng thì đẹp.

4. Biểu mẫu - Form
Là khu vực để người dùng điền các thông tin như email, tên, nghề nghiệp ... để công ty có thể thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho việc tiếp thị và kết nối với khách hàng tiềm năng.

5. Kêu gọi hành động - Call To Action hay CTA
Là một nút bạn muốn hướng người dùng bấm vào để thực hiện một hành động.

6. Tín hiệu tin cậy - Trust Indicators
Đôi khi những thông báo lợi ích ở mục 3 vẫn chưa đủ để thuyết phục khách hàng. Bạn cần có thêm những ý kiến tích cực khách hàng, những logo biểu tượng của bên thứ 3 xác thực uy tín của trang web mà khách hàng đang xem, v.v.

7. Trang hậu chuyển đổi - Post Conversion Page
Nút này xuất hiện sau khi bạn đã click vào CTA và chuyển tới trang tiếp theo. Ví dụ nút chia sẻ thông tin lên các mạng xã hội (nếu bạn đưa nó vào trang đích, người dùng có thể bị xao nhãng mà quên bấm vào CTA), hoặc các gợi ý chuyển đổi sâu hơn, ví dụ sau khi tải một cuốn sách về chủ đề landing page thì có một gợi ý dùng thử miễn phí phần mềm tối ưu hóa trang đích hoặc đề nghị liên hệ để phân tích trang đích.

Một trang đích có thể không cần xuất hiện hết những thành phần này. Thường thì thành phần quan trọng nhất mà bạn lên làm nổi bật trên trang đích là Tiêu đề (nhằm thu hút người đọc theo dõi tiếp) và Kêu gọi hành động (trực tiếp tạo ra sự chuyển đổi). Bạn có thể thêm bớt, thay đổi, sắp xếp vị trí các yếu tố linh hoạt để có được trang đích tối ưu nhất phục vụ cho mục tiêu của bạn.

Tất cả công việc đó nằm trong hoạt động Tối ưu hóa trang đích - Landing Page Optimization (hay LPO), phần này khá phức tạp mà tôi đọc cuốn LPO trên kia chưa được thỏa mãn cho lắm, cần nghiên cứu và hỏi thêm.

Trong lúc chờ đợi, các bạn có thể tham khảo một bài về trang đích:

Dù thế nào, tôi cũng hi vọng bài viết đã giúp bạn hình dung phần nào về trang đích và nhận diện được trang đích trong vô vàn các trang web mà bạn bắt gặp.
 Các bạn  hãy bước đầu tập phân tích các yếu tố của trang đích, đọc lời văn bản, copywriting và xem xét cách thiết kế của trang đích. Đó là cách tốt nhất để các khái niệm và tư duy ngấm sâu vào bạn mà không cần phải đọc quá nhiều ebook và blog lý thuyết kiểu này.
^_^
----------------------

Kết thúc bài viết hôm nay, cho tôi tặng các bạn độc giả một trò chơi nhỏ và nhảm (nhớ đọc hết các bước trước khi thực hiện)


Chúc bạn có những giây phút vui vẻ cùng VietInbound.

__________
Cập nhật 5:54 PM 12/8/2013 giờ Hà Đông,
- khi gõ google từ "trang đích", 10 kết quả đầu tiên có 4 kết quả (1,2,3,5) từ support google, 3 kết quả (4,6,8) của các website về seo và digital marketing Việt Nam với khía cạnh trang đích trong quảng cáo và Adwords, 1 kết quả (7) từ blog marketingtrenpinterest link màu tím (không rõ có phải do vào nhiều quá nên hiện lên không?), 1 kết quả từ facebook.com với title "Thời trang đích thực ..." và kết quả số 10 là "Trang Hạ | Đàn bà đích thực" !!!
- Khi gõ google từ "landing page", điểm qua trang 1, tôi chỉ hơi tán đồng với bài này của iNet, còn những kết quả khác có vẻ hơi lệch về góc nhìn của tôi.