Hiển thị các bài đăng có nhãn blogging. Hiển thị tất cả bài đăng

20 tháng 9, 2015

10 bước khởi động cho một blog mới


Cần làm gì sau khi cài xong blog Wordpress?
Vào một ngày thu mưa dầm mưa dề, tự dưng tôi bị nhận một lời đề nghị tiếp quản một trang blog mới toe mới cài xong wordpress đã có 1 bài đầu tiên với tiêu đề "Hello world!" kinh điển. Và khác với một số lần trước đây, lần này tôi hoàn toàn trống rỗng, chẳng biết phải bắt đầu làm gì với nó. 


Không bàn đến câu hỏi như "Nên hay không nên viết blog" hay "Tại sao cần viết blog?", ở đây ta coi như đã quyết định lập blog và đưa nó vào trong hoạt động marketing của công ty. Và trong phạm vi bài này, chúng ta hiểu đang đề cập đến blog cho doanh nghiệp. 

"Đầu có xuôi thì đuôi ... may ra mới lọt", việc có một khởi đầu hoàn hảo sẽ giúp trang blog của công ty bạn phát huy tối đa được tính ưu việt của nó mà không tốn nhiều công sức chi phí, mặt khác giảm thiểu những mất mát hoặc đình trệ có thể xảy ra nếu không may phát hiện thiếu sót hay buộc phải phải "đập đi xây lại". 

Và thế là tôi quay lại công việc tìm kiếm và nhào trộn từ nhiều nguồn để có được một công thức mình tạm ưng ưng: 10 bước cần làm cho một blog mới. 

10 bước cần làm cho một blog mới


Bước 1: Xác định mục đích của blog

Trước khi làm bất cứ điều gì đều cần cũng cần có mục đích. 

Lập blog làm gì? một kênh tin tức? một kênh tiếp thị tìm kiếm? một kênh SEO? một kênh để thể hiện kiến thức, sự hiểu biết và tạo sự tin cậy? hay chỉ đơn thuần là một kênh giao tiếp với người tiêu dùng? Cũng có những công ty dùng luôn blog là website chính của mình. Hoặc có nhiều hơn một mục đích trong đó. 

Thông thường, các doanh nghiệp nhỏ có thể phát triển blog theo một trong hai hoặc cả 2 hướng sau: 

  • 1 là blog chính thức hoạt động trên danh nghĩa của công ty và các thành viên của công ty nhằm kết nối với các độc giả hiện tại và tiềm năng của công ty,
  • 2 là blog vệ tinh hoạt động trên danh nghĩa một đơn vị/cá nhân tự do chia sẻ những hiểu biết khách quan về các vấn đề trong lĩnh vực nhằm quy tập một cộng đồng độc giả rộng rãi hơn và ngầm hướng sự chú ý của khách hàng tiềm năng tới các kênh chính thức (website, blog, mạng xã hội hay các địa chỉ ngoại tuyến) của công ty. 

Bước 2: Xác định độc giả mục tiêu

Bạn cần xây dựng mẫu độc giả lý tưởng mà bạn muốn chào đón trên website. Đặt các câu hỏi như: Họ cần tìm đến blog để giải quyết những vấn đề gì, họ sẽ gõ gì vào ô tìm kiếm trên Google để giải quyết vấn đề đó, đó sẽ là từ khóa đầu tiên của bạn.

Với đối tượng độc giả như vậy, bạn muốn mang lại cho họ những nội dung gì? mang đến theo cách nào? Hãy viết ra tất cả những ý tưởng có trong đầu bạn.

Bước 3: Chọn đường dẫn URL

Nếu mục đích blog là hỗ trợ trực tiếp và công khai cho công ty và các nhãn hàng công ty, URL nên là một phần trong website chính thức của công ty. Nghĩa là nếu tên miền website công ty bạn là congtycuatoi.com thì đường dẫn blog của bạn có thể là congtycuatoi.com/blog hoặc blog.congtycuatoi.com.

Nếu mục đích blog hoạt động độc lập với trang web công ty, bạn có thể mua một tên miền liên quan đến chủ đề mà bạn muốn chia sẻ. Hoặc nếu nguồn vốn hạn chế, bạn có thể lựa chọn những tên miền miễn phí. (Một số dịch vụ blog miễn phí cũng đồng thời cung cấp cho bạn tên miền miễn phí theo dạng chudecuaban.tenmiencuaho.com).

Bạn có thể tranh thủ nhồi từ khóa vào tên miền, nhưng đó không quyết định thành công cho thứ hạng tìm kiếm. Lựa chọn một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với nội dung chủ yếu của blog sẽ tạo cho bạn bước tiến xa hơn so với việc chỉ chú trọng tối ưu cho một từ khóa nào đó trên google.

Bước 4: Chọn phần mềm blog

Wordpress hầu như là lựa chọn được đa số người dùng tin tưởng. Một phần mềm blog mã nguồn mở, miễn phí, có thể vận hành trên một hosting có giá phải chăng, có thể cài cắm, mở rộng chức năng cũng như thay đổi giao diện theo ý muốn. 

Bạn gần như không phải trả phí duy trì blog, nhưng việc tìm một chuyên gia giỏi về Wordpress (và đồng thời hiểu về marketing thì càng tuyệt) để phụ trách phần kỹ thuật cho blog, đặc biệt trong công đoạn xây dựng lúc đầu, sẽ rất cần thiết để bạn tiết kiệm vô số thời gian để vươn tới độc giả tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Bước 5: Tùy biến cho blog

Việc cài mã nguồn lõi cho blog chỉ mất 2-3 phút, nhưng công việc tùy biến sau đó mới thực sự gian truân. 

Đầu tiên, tùy biến từ tiêu đề, mô tả, và tất cả những gì bạn có thể tác động vào mục Settings của blog.

Tiếp theo, blog cần phải có một phông nền phù hợp với thương hiệu cũng như thông điệp mà bạn muốn thể hiện. Ít nhất phải có logo công ty (hoặc một biểu tượng riêng mà bạn muốn), màu sắc, cách bố cục phục vụ tối đa mục tiêu tiếp thị của bạn, một phông nền thân thiện với các loại thiết bị từ máy tính đến điện thoại. Nếu bạn chọn các thiết kế miễn phí, có thể sẽ có nhiều lỗi khi tùy biến, hoặc có đường link dẫn đến website của nhà phát triển mà bạn không tài nào xóa được. Nếu bạn xác định công việc kinh doanh lâu dài và nghiêm túc, đừng ngần ngại bỏ ra vài chục đô la cho một template sạch sẽ, dễ tùy biến và dịch vụ bảo hành bảo trì chuyên nghiệp, uy tín. 

Tiếp theo nữa, blog cần cài thêm các plug-in để thuận tiện cho việc quản trị, bổ sung chức năng cho người dùng cũng như phục vụ tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm. Tùy vào nhu cầu cụ thể mà bạn có thể lựa chọn trong những nhóm plug-in phổ biến dưới đây: 

  • Plug-in tối ưu hóa:  WordPress SEO – “Yoast” (free); Google XML Sitemaps (free), Google Analytics Dashboard (free); Redirection; Related posts
  • Plug-in bảo mật: Wordfence (free+); Anti-spam (free); WP Optimize (free)
  • Plug-in kết nối xã hội: Social Share, Social Button; FeedBurner Plugin; Disqus; Facebook Comment
  • Plug-in tiếp thị: Subscribe Email; Pop-up Box; v.v.

Bước 6: Kế hoạch viết bài

Dựa vào mục đích và đối tượng đã đặt ra ban đầu, bạn hay người phụ trách marketing sẽ phải có một định hướng rõ ràng trong việc tạo nội dung và điều này thể hiện rõ ràng nhất ở việc tạo các danh mục (categories) để chứa các bài bạn sẽ đăng trên blog. 

Trước khi tạo ra các danh mục này, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm ra tên gọi tối ưu cho các danh mục, để các máy tìm kiếm dễ dàng hiểu và xếp hạng cho chúng. Các công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến gồm: Google’s Keyword Planner và Ubersuggest (miễn phí); WordStream.com, WordTracker và KeywordDiscovery.com (có phí).

Lập một lịch biên tập nội dung (tựa tựa như cái lịch ở đây) để giữ cho bạn luôn đi đúng với mục đích thực sự của blog và phù hợp với độc giả mục tiêu. Liên tục tương tác với độc giả cũng như theo dõi hoạt động trên blog để điều chỉnh kế hoạch hợp lý. 

Bạn có thể khéo léo tạo nội dung từ trước lưu trong nháp, qua thời gian, bổ sung dần các ý tưởng và chi tiết hợp lý ngay khi chúng vừa lướt qua với bạn. Như vậy bạn luôn có nguồn bài viết sẵn sàng chủ động để đăng khi cần thiết. Thực tế là trong các phần mềm blog phổ biến, bạn đều có thể đặt trước ngày giờ đăng bài.

Bước 7: Chọn một đội phụ trách blog

Ở các công ty quy mô nhỏ, đội phụ trách blog thường chỉ do 1 người phụ trách tất cả. Điều này dễ hiểu. Nhưng trong quá trình làm việc, hãy cố gắng tổng hợp những gì nên làm và không nên làm thành tài liệu hướng dẫn để trong trường hợp cần thiết có thể chia sẻ cho các cá nhân khác để nhanh chóng khai thác hiệu quả của làm việc nhóm.

(Phần này nói ngoài lề: Theo như những gì tôi từng cảm nhận, thật là thảm họa nếu dồn tất cả công việc blog cho một cá nhân và mặc nhiên người đó phải chịu tất cả những công việc: nghĩ ý tưởng, tạo nội dung, thậm chí là công khai đứng tên dưới mọi bài viết trên blog. 

Theo tôi, với các nội dung khác nhau liên quan đến phòng ban khác nhau nên viết bài dưới tên khác nhau. Ví dụ: bài viết về hoạt động nhân sự sẽ do đại diện của phòng nhân sự đăng, bài viết về sản phẩm mới sẽ do người thuộc bộ phận sản phẩm thực hiện, và những tin bài có tầm quan trọng có thể do chính quản lý cấp cao của công ty viết. Người phụ trách blog chỉ phải hiệu đính, biên tập, tối ưu hóa và hỗ trợ đăng bài. Việc này vừa giúp blog công ty có sức sống, sự đa dạng đối với người ngoài mà còn duy trì một nguồn độc giả quan trọng nhất sẵn sàng chia sẻ các bài viết cho mạng lưới của họ, chính là những nhân viên ngay tại công ty. 

Việc giảm bớt áp lực công việc cho người phụ trách blog sẽ giữ cho nguồn cảm hứng của bạn ấy cũng như của cả blog không bao giờ cạn kiệt, mà còn tận dụng được sức mạnh tập thể. Bạn sợ rằng nếu các bạn ở phòng khác phải ngồi viết blog thì ảnh hưởng đến công việc của phòng ban đó. Theo ý kiến lạc quan của tôi thì câu trả lời là không ảnh hưởng nếu người quản lý biết cách động viên. :D  (Lại quay vào trong lề))

Tạo thêm các account với các role phù hợp cho những người sẽ tham gia đóng góp bài cho blog, để chính họ, hoặc giúp họ chọn những ảnh long lanh xinh đẹp hút hồn nhất, viết 1-2 câu giới thiệu vắn tắt về họ và vai trò của họ trong công ty. Nối đến các hồ sơ mạng xã hội mà họ thường tham gia.

Bước 8: Sẵn sàng để chia sẻ

Hiển nhiên bạn không muốn blog của mình trở thành cái ao tù. Hãy tạo thuận lợi cho bản thân bạn và các độc giả có thể chia sẻ blog và các bài viết trên đó cho mạng lưới của mình bằng các tích hợp như:
- Chia sẻ/Đánh dấu mạng xã hội: nút chia sẻ đặt ngay trên hoặc ngay dưới bài viết, hoặc trôi bên trái màn hình, nơi độc giả dễ tìm thấy nhất. 
- Cho phép bình luận: độc giả có thể muốn trao đổi thêm về nội dung bài viết, và muốn nghe cộng đồng chia sẻ thêm về vấn đề. Càng gợi mở, càng thu hút nhiều người bình luận, mức độ lan tỏa của bài viết càng mở rộng. 
- Nút RSS: cá nhân tôi rất thích blog có RSS. Một cách đơn giản để mọi người biết là có bài mới mà không cần phải ngày ngày truy cập website. 
- Cho phép theo dõi qua email: khi mọi người kiểm tra hộp mail cá nhân có thể đọc được bài mới của bạn dễ dàng.
- Bình luận trên blog khác: ý tôi không nói các bạn đi rải link. Hãy tìm những blog có liên quan đến lĩnh vực mà bạn có hiểu biết, đưa ra những lời bình luận sâu sắc, tạo quan hệ tốt đẹp để lôi kéo chủ blog đó và các độc giả trên đó về blog của bạn.

Bước 9: Chuẩn bị tâm lý Đo - Thử - Thử - Đo - hàng ngày

Bạn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho blog như: ngày có bao nhiêu khách truy cập vào blog, vào những bài viết cụ thể trên blog, bao nhiêu lượt click từ blog sang website, rồi bao nhiêu người mua sản phẩm A từ bài viết X, hay chí ít là có bao nhiêu người chia sẻ bài Y trên mạng xã hội Z? thế là thấp hay cao? tại sao lại thế? và làm sao có thể cải thiện? blah blah.

Cá nhân tôi là kiểu người nhìn thấy số là hoa mắt, nhưng tôi hiểu được sự quan trọng của các con số thống kê - những con số được đo lường chính xác và hiểu một cách chính xác. 

Ngay từ đầu, hãy tích hợp các công cụ đo lường vào blog, và xác định bộ thước đo để phục vụ các mục tiêu marketing ngắn hạn và dài hạn. Công cụ phân tích web phổ biến nhất Google Analytics, hãy cài ngay và luôn sau khi tạo blog, và dành thời gian cầu hình hợp lý để bạn có những con số phản ánh chính xác và dễ hiểu về tình hình blog ngay-từ-đầu. '

Ngoài ra có thể dùng các công cụ phân tích hoạt động social như Website Grader, Social Mentions.

Nếu không phải là bạn, thì hãy tìm một người không hoa mắt vì các con số thống kê/hoặc đào tạo một người như thế để giúp bạn mỗi ngày.

Bước 10: Bắt tay vào viết bài đầu tiên

Hãy bắt đầu từ việc chia sẻ kiến thức và mở rộng tầm nhìn cho độc giả (theo lối tây thì gọi là educate khách hàng). Đừng vội bán hàng. Hãy làm sao giúp độc giả giải quyết được những vấn đề của họ, dành một vị trí tốt đẹp trong tâm trí của họ. 
Đừng ngại dẫn link đến các trang khác trong website (liên kết nội) hoặc các nguồn tin khác, website khác (liên kết ngoại) nếu thấy cần thiết, để cung cấp giá trị tham khảo tốt nhất cho người đọc.

Và kiên trì ...

Điều quan trọng cho thành công của một blog là đăng bài đều đặn. Nếu ý tưởng có hạn, hãy cố gắng duy trì 1 bài viết/tuần. Bên cạnh đó, bạn có thể thường xuyên quay lại để cải biên nội dung, bổ sung thông tin nhằm tăng giá trị cho các bài viết. 

Từ đây sẽ chuyển sang giai đoạn vượt chướng ngại vật, sau nữa là tăng tốc, ... , nếu nói sâu thì thành lạc đề mất. Bạn đọc có thể đọc tiếp một số bài viết liên quan đến blog như:



Ôn bài xong rồi, giờ quay lại với cái blog mới toe cùng bài viết "Hello world!" kinh điển thôi. >_<

- Một ngày hạ tuần tháng 9, bỗng dưng có hứng phủi bụi rêu phong cho bạn Bao - 


22 tháng 8, 2014

Để viết bài blog trong 70 phút (hoặc nhanh hơn)

Cho dù bạn có coi blog là công việc chính hay chỉ để chơi chơi thì bạn cũng không thể coi blog là hoạt động duy nhất của bạn, đúng không? Làm sao có thể duy trì và phân bổ thời gian cân đối? Làm sao có thể viết nhanh hơn và chuẩn hơn với thời gian hạn hẹp? Làm sao để không thấy ngại mỗi khi bắt đầu múa phím?
Đây là một bài viết rất xúc tích dễ hiểu trên michaelhyatt.com, tôi sẽ Việt hóa lại và bổ sung thêm những chia sẻ rút ra từ chính kinh nghiệm của mình. Ông chia sẻ 11 mẹo giúp cải thiện năng suất viết bài. Đối với tôi, những mẹo này đúng sát những điều tôi đang cần.

1. Bắt đầu viết từ đêm trước

Cần bắt đầu quyết định ta sẽ viết gì ngày mai ngay trước khi đi ngủ. Điều đó sẽ giúp trí não được khởi động với chủ đề từ trước.
Hôm trước tôi có viết một bài về 4 thủ thuật dùng Store Locator hiệu quả trên blog Magestore, tôi cũng đã nghĩ từ tối hôm trước, viết vội 3 ý sẽ đưa vào bài vào giấy nhớ rồi đi ngủ, ngày hôm sau tôi mất chưa đầy 3 giờ để viết, vừa viết, chỉnh sửa, thiết kế ảnh đại diện và đăng lên. 3 tiếng mà để rút ngắn xuống 70 phút thì sẽ cần bao lâu nữa nhỉ?

2. Sử dụng các thời gian chết để nghĩ

Nghe sách nói khi chạy bộ hoặc tập thể dục để cung cấp những nguyên liệu thô cho các bài viết tương lai. Sau khi nghe xong thì tắt đi và bắt đầu suy nghĩ. Tập trung vào những gì ta sẽ viết về ngày đó. Hãy thảo ra lời mở đầu và dàn ý trong đầu từ lúc đó.
Đối với tôi cũng thế, đôi khi thời gian gọi là chết lại khiến tôi có cảm hứng bất ngờ để chuẩn bị cho những bài viết tâm đắc.

3. Cắt mạng

Đến lúc viết, hãy cắt mạng một chút. Ta không thể cắt hoàn toàn vì có thể ta vẫn cần tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên ta sẽ tránh những trang mạng xã hội và những trang gây xao nhãng. Nếu bạn cảm thấy khó có thể rời mắt mấy trang như Facebook, Twitter hay kiểm tra thư điện tử, bạn có thể nhờ đến một số ứng dụng như AntiSocial hay Cold Turkey.
Khi gõ bài này, tôi cũng đang trong tình trạng bị cắt mạng. Dùng 3G vào điện thoại tải bài để dịch, máy tính chỉ mở Microsoft Office. Khả năng là tốc độ gõ bài sẽ nhanh hơn cái hồi có wifi trong phòng.

4. Bật một chút nhạc

Một số thể loại âm nhạc có thể đưa bạn vào đúng “tông”. Hãy thử tạo một danh sách làm nhạc nền cho việc viết lách như một số thể loại không lời, nhẹ nhàng.
Cũng lâu lắm rồi tôi không có thói quen mở nhạc. Thật sự cũng thấy có sự khá lien quan giữa nhạc và viết. Theo guồng công việc tôi không nghĩ đến việc nghe nhạc, và cũng theo guồng công việc tôi quên đi blog. Có lẽ lúc nào tôi có thời gian rảnh để nghe nhạc cũng là lúc tôi sẽ có nhiều cảm hứng để viết lắm đây.

5. Hẹn giờ

Khi viết, ta có thể gặp vô số những yếu tố gây xao nhãng. Việc giới hạn thời gian sẽ tạo một tâm lý gấp rút. Nhờ đó, ta sẽ có thể thi đấu với chính bản thân ta và chạy đua với thời gian để hoàn thành. Giờ các máy điện thoại thông minh đều rất sẵn chức năng hẹn giờ này.
Cách này tôi chưa thử. Nhưng cũng nghiệm ra khi đi làm, nếu bài blog lên chậm so với deadline thì khi tôi viết tôi có thể tập trung cao độ để hoàn thành, không để dây dưa đến buổi sau.

6. Dùng mẫu

Sử dụng công thức dựa trên phương pháp SCORRE (*). Bắt đầu với Evernote template và viết trên ByWord, một chương trình xử lý bóc tách từ .

7. Tạo một dàn ý

Các danh sách sẽ khiến bài viết dễ quét, giúp cho độc giả tiếp thu dễ dàng hơn. Và bản thân ta khi viết cũng sẽ thấy dễ dàng hơn do đã có cái nhìn tổng quan trước khi bắt đầu.
Chương trình tập làm văn từ hồi trung học vẫn luôn lưu ý lập dàn ý trước khi bắt tay vào viết. Ngày trước đi thi cấm có khi nào chịu lập dàn ý, vậy mà giờ sao mà thấm thía. Và tôi luôn lưu ý điều này khi hướng dẫn các bạn thực tập ở công ty viết bài.

8. Viết liền mạch không cần chỉnh sửa

Khi viết bài, chủ yếu chức năng bán cầu não phải hoạt động. Sửa bài là việc của bán cầu não trái. Việc di chuyển giữa 2 bán cầu não lien tục sẽ làm giảm tốc độ của ta. Không cần cầu toàn, cứ việc viết liên tục, đừng nghỉ giữa chừng.
Thế là ngon! Tôi đã có lý do biện minh cho những lần thiếu lịch sự của mình do không đáp lại những người xung quanh khi tôi đang cố gắng viết xong bài. Và khi ai đó đang tập trung làm việc gì đó, nhất là những thứ thuộc về phần việc của bán cầu não phải, có lẽ tôi cũng nên tôn trọng một chút sẽ hay hơn, nhỡ đâu lại làm hỏng một kiệt tác để đời.

9. Chỉnh sửa và định dạng

Khi đã có bản thảo đầu, ta bắt đầu quá trình chỉnh sửa. Đọc lại toàn bộ bài viết một vài lần, sử lỗi chính tả, ngữ pháp, cú pháp. Cố gắng rút ngắn tất cả những gì có thể. Dùng câu chữ đơn giản và những đoạn văn ngắn.
Một mẹo khác tôi cũng thường được khuyên là viết từ hôm trước và để hôm sau đọc. Ôi chao, sao ngày hôm qua mình lại viết lủng củng thế kia, lẽ ra câu này phải rút lại, đoạn kia thừa rồi, xóa béng đi. Bài viết nhờ đó mới thực sự chau chuốt.

10. Thêm hình họa, liên kết và siêu dữ liệu

Khi đã thấy hài lòng với bài viết, sao chép toàn bộ nội dung từ chương trình soạn văn bản vào chương trình viết blog. Thêm hình ảnh, thêm liên kết ngoài và các siêu dữ liệu khác (như thể loại, mô tả, từ khóa, …) để bài viết tối ưu.

11. Xuất bản

Lựa chọn giờ hợp lý để bài viết được xuất bản. Nếu dùng Wordpress, hãy thử Scribe Content Optimizer để xem điểm cho bài viết. Đến lúc thấy hài lòng với số điểm, ta cập nhật và hoàn thành việc đăng bài.

Điều thứ 12 là kinh nghiệm của tôi, chỉ 1 câu rút ra “Viết từ cái gì ta có sẽ nhanh và dễ hơn cái gì ta không có”. Những thứ đi cóp nhặt sẽ khó được trình bày lại hơn những thứ tađã nắm chắc, những thứ đúc ra từ trải nghiệm thực tế.

Trong bài này, có một số mẹo tôi chưa thử, ví dụ như dùng đồng hồ tính giờ, hay dùng các chương trình xử lý văn bản. Nếu Michael Hyatt chỉ mất chưa đầy 70 phút làm tất cả những việc kia, tôi sẽ bắt đầu bằng con số 100 phút xem sao. 
Còn bạn thì sao? Bạn mất bao nhiêu lâu để viết một bài blog ưng ý?
(*) Nào cùng tìm hiểu một chút về SCORRE:
SCORRE – S (Choose a subject), C (Focus on a central theme), O (Determine your objective) | R (Develop your rationale), R (Add supportive resources), E (Evaluate your speech).
Đây là công thức dành cho những người thuyết trình để có một bài diễn thuyết thành công, và các blogger hoàn toàn có thể áp dụng.
Bước đầu tiên là liệt kê các đề tài tiềm năng có thể khai thác và chọn một Chủ đề duy nhất.
Giới hạn phạm vi bằng cách chọn một góc nhìn duy nhất đối với chủ đề trên như một nền trọng tâm.
Xác định một câu thể hiện thứ mà ta muốn có được cùng với bài viết, gồm một định vị, câu trả lời nghi vấn và một từ khóa.
Bám vào một nền tảng lý luận vững chắc để bảo đảm sự tin cậy của mục tiêu của ta.
Bổ sung thêm các tài liệu, trích dẫn, phim ảnh để minh họa làm sáng tỏ vấn đề.
Đánh giá giọng điệu xem có tập trung, rõ ràng và thu hút được sự chú ý của độc giả.

13 tháng 10, 2013

Blog không chỉ để blogging


Đây là bản dịch lại một bài viết cũ Hubspot mới share trên Twitter, cứ tưởng là bài mới ai dè bài từ hơn 1 năm trước rồi. Thế mới thấy thêm 1 thủ thuật của họ: tuyển chọn và tái chế nội dung mọi nơi mọi lúc.

Câu hỏi: Làm thế nào để blog doanh nghiệp mình hiệu quả hơn? Viết miệt mài hơn chăng?

blog không chỉ để viết bài - blog not just blogging

Chúng ta có thể đặt bàn phím và gõ đến khi ngón tay rớm máu hoặc chúng ta có thể nghĩ đến những cách có thể tận dụng blog tốt hơn mà không phải tăng khối lượng nội dung. Chúng ta chỉ có vài giờ làm việc trong ngày, mà viết thì quá mất thời gian mà chưa biết có thể hút được nhiều lượt xem đến đâu, vòng đời kéo dài đến bao giờ. Thế nên chúng ta buộc phải nghĩ cách đưa blogging lên một tầm cao mới và biến nó thành một tài sản thật sự giá trị của doanh nghiệp.

Dưới đây là 12 cách có thể nâng cao hiệu quả blog mà không phải blogging.

12 cách blog không phải là blogging

Trước khi bắt đầu, hãy nhớ rằng những mẹo dưới này không có ý trở thành hoạt động thay thế sự cần thiết phải có một khối lượng nội dung chất lượng cao đăng đều đặn.

Những mẹo này là những việc bạn có thể làm để cải thiện hiệu quả blog bổ sung cho những việc bạn đã và đang làm là tạo và xuất bản nội dung. Hết sức xin lỗi, đời không có phép màu.

1) Thu thập Nội dung từ các trang Nổi tiếng 

Nếu quá lười biếng mà vẫn có thể viết bài, mẹo này sẽ giúp bạn. Thay vì tự mình viết nội dung, hãy tập hợp bài viết từ những tên tuổi lớn và những site có hồ sơ cao (high profile). Việc này giúp bạn không chỉ giúp bạn nuôi blog với nội dung mà không phải viết, nó còn giúp đưa uy tín của những  guest blogger lớn về site của bạn -- bạn có họ viết bài cho bạn. Và không chỉ nâng cao sức mạnh của trang blog, có khả năng những guest blogger sẽ quảng bá bài viết lên mạng lưới của họ, độc giả của họ. Việc này sẽ mở ra cho blog của bạn một lượng độc giả lớn chưa từng có có thể tăng vọt phạm vi tiếp cận.

2) Nỗ lực tăng lượng Người theo dõi

Nói về phạm vi tiếp cận, có thể đáng cho bạn đầu tư thời gian để tăng cơ sở người theo dõi. Hãy xem xét phân tichs web, xem nguồn lưu lượng truy cập đến từ đâu. Có thể từ truyền thông xã hội, từ tìm kiếm tự nhiên, hoặc từ nguồn trực tiếp ... và có thể có từ email nữa?

Nếu bạn có một số lượng người đã đăng ký nhận bài qua thư điện tử thì vô cùng ý nghĩa. Mỗi lần bạn đăng bài mới, họ sẽ được thông báo email. Đây sẽ là sự nhắc nhở có giá trị đến không thể tin được giúp đưa độc giả tới blog của bạn đều đặn. Bạn nên dành thời gian vạch ra những cách tăng số lượng người theo dõi blog. Ví như:
  • Đặt những CTA thứ 2 vào blog - cả trong bài viết, và trên cùng của thanh bên blog. Bạn cũng có thể tạo và thêm các CTA đăng ký blog vào các trang khác của website ở những nơi hợp lý.
  • Thiết kế một trang đích dành riêng cho việc đăng ký blog và thỉnh thoảng chia sẻ với các mạng xã hội của bạn. Đây cũng có chức năng như một trang đích cho các CTAs theo dõi blog của bạn.
  • Thêm các kêu gọi theo dõi blog vào một vài email gửi đi. Việc này không cần thiết phải là CTA chính, nhưng có thể đặt vào phần PS ở cuối email.
3) Tối ưu hóa Tiêu đề các bài cũ

Khi đăng một bài mới, bạn muốn có một tiêu đề thu hút, một tiêu đề có thể thu hút nhiều lượt click. Nhưng những bài viết nhanh chóng bị chìm xuống khi bạn viết nội dung mới, và cuối cùng bạn có hàng trăm ngàn bài viết hầu như không nhìn thấy mặt trời ... và vô dụng?

Thật ra những bài viết đã bị chôn sâu vẫn có thể mang lại hàng tấn giá trị tự nhiên cho site của bạn -- nhớ rằng mỗi bài viết đều được lập chỉ mục trên SERPs -- và chúng có thể sẽ thu hút nhiều giá trị tự nhiên hơn nữa nếu bạn tối ưu tiêu đề cho SEO, không phải cho click. Vì thế nếu bạn cố gắng xếp hạng, hãy quay lại và thay đổi thứ tiêu đề thu hút kiểu như "Tôi đã kiếm 1 triệu từ bán hàng rong như thế nào" (hút click) thành "Kinh nghiệm kiếm tiền: Cách kiếm 1 triệu từ bán hàng rong" (giúp index cho SEO)

4) Tối ưu hóa Kêu gọi hành động

Bạn không chỉ blog cho vui, bạn đang cố gắng thu hút lượt truy cập, chuyển đổi họ thành nhân mối, rồi thành khách hàng. Một thứ đầy quyền lực.

Đó là lý do vì sao bạn phải thêm những kêu gọi hành động vào mỗi bài blog - dẫn tới các trang đích và những đề nghị mà có thể từ đó chuyển đổi khách ghé thăm. Bất cứ khi nào bạn có thể dành thời gian tối ưu lại CTA, vì bạn muốn sử dụng CTA có thể chuyển đổi ngày càng nhiều hơn các khách truy cập thành leads. Hãy thử nghiệm phân chia cho các CTA blog để xem biến bố cục, màu sắc hay nội dung nào sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyển đổi. Không chỉ làm thế đối với CTA trong bài viết mà bất cứ kêu gọi hành động nào bạn có trên blog.

CTA AB TEST

5) Cập nhật lại Kêu gọi hành động ở các bài đăng cũ

Ý tưởng này kết hợp một cách hợp lý từ các mẹo 3 và 4: khi bài viết cũ vẫn có thể hút traffic từ SERPs và chúng ta có thể thử nghiệm phân chia đối với các kêu gọi hành động để xem thứ nào tạo ra nhiều nhân mối nhất. Kết hợp cả 2, và thay vào các bài blog cũ các kêu gọi hành động mới hiệu quả hơn. Nếu chỉ có ít thời gian, hãy bắt đầu từ những bài viết có nhiều traffic, sau đó sẽ đi dần xuống cuối danh sách.

6) Cập nhật nội dung vào các Bài viết phổ biến đã cũ

Hãy xem lại những bài blog cũ hiệu quả - vào ngay chương trình phân tích blog để kiểm tra số view và liên kết trỏ vào mỗi bài. Liệu có bài nào có thể cập nhật mới? Có thể đây là lúc cần nhất bạn dọn dẹp cho những bài "30 năm vẫn chạy tốt", trang điểm lại cho chúng và lại ra mắt chúng lần nữa. Việc này rất nhanh, và chủ đề thì đã được chứng minh là có tiếng vang với độc giả.

Có vài cách làm việc này. Đầu tiên, bạn có thể đăng bài mới hoàn toàn, và trỏ link cũ tới blog mới sao cho bạn không bị mất SEO juice. Hoặc bạn có thể cập nhật bài đã có với nội dung mới. Phụ thuộc vào hệ thống quản trị nội dung và hệ thống bạn đang dùng, cả 2 cách đều có mặt lợi hại khác nhau. Với cách 1, bạn phải đảm bảo việc chuyển tiếp thuận lợi. Ở cách 2, bạn không phải gặp sự phức tạp rắc rối của SEO, nhưng bạn phải chắc chắn rằng độc giả được thông báo về bài viết mới này. Chọn cách nào dễ cho bạn hơn. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi, đừng lo, có 3 lý do để bạn yên tâm:
  • Nếu thông tin lỗi thời, việc cập nhật lại hoàn toàn hữu ích và có ý nghĩa.
  • Nếu bạn đã có những độc giả mới kể từ khi bài viết đăng lần đầu, có thể họ chưa được đọc bài này.
  • Những người đọc bài lần đầu có thể không nhớ về nó. Đã quá lâu và họ đã đọc quá nhiều nội dung. Hãy nghĩ về điều này như một sự xoay chuyển lớn.
7) Thực hiện Phân tích Chủ đề

Vì bạn đã dành thời gian nghiên cứu về sự phổ biến bài đăng một cách sâu sắc, bạn có thể thực hiện nghiên cứu sâu rộng hơn để xác định chủ đề nào gây tiếng vang hơn cả với độc giả. Một bản phân tích chủ đề sẽ cho bạn biết bạn nên viết gì để đạt được mục tiêu khác nhau. Chỉ cần xuất kết quả phân tích blog ra bản tính và bắt đầu sắp xếp các thể loại chủ đề. 
Khi đã sắp xếp xong bài viết theo từng thể loại, bạn có thể sắp xếp dữ liệu theo liên kết trỏ vào và số lượt xem bài để xem chủ đề nào phổ biến nhất, và chủ đề nào có xu hướng đi xuống. Nếu như chủ đề nhất định không được phổ biến như chủ đề khác không có nghĩa là bạn phải xóa sổ khỏi blog của bạn hoàn toàn - bạn không muốn hi sinh một blog tròn đầy chỉ vì lượt xem bài. Nhưng hãy biết chủ đề nào phổ biến nhất với độc giả có thể giúp bạn khi bạn cần tăng lượt truy cập hay nhân mối. 

8) Đưa nó lên mạng xã hội

Nếu bạn chưa từng, hãy dành thời gian tối ưu hóa blog cho truyền thông xã hội, thành công của blog phụ thuộc vào việc này. Blog của bạn nên có nút chia sẻ xã hội, cũng như nút theo dõi để bạn có thể đồng thời tăng phạm vi xã hội và tầm với của nội dung trên blog. Bạn có thể bước một bước xa hơn nữa, và thêm những thứ như tiện ích gợi ý mạng xã hội để độc giả biết nội dung nào phổ biến trong số các kết nối của họ, giúp bạn thúc đẩy nhờ những tín hiệu xã hội.
social recommendation widget

9) Tối ưu những trang mà khách ghé thăm nhấp chuột nhiều nhất

Khi blog lớn dần, nó sẽ trở không chỉ còn là trang nội dung đơn thuần. Bạn có thể phát triển những thứ như một thanh điều hướng, thanh bên, hoặc một bảng hiệu, một chân trang?

Trong những nơi "khác" này trên blog, bạn nên nghĩ đến nơi người ta sẽ đặt chân để bạn có thể tối ưu những địa điểm này khi họ nhấp chuột blog. Nếu mọi người đang click vào liên kết trong thanh điều hướng trên cùng, bạn hãy dành thời gian tối ưu những tran mà khách ghé thăm đặt chân lên khi họ click. Bạn có thể nghĩ đến việc biến các liên kết đó thành các trang đích! Nơi mà mọi người đến sau khi họ rời blog là một nguồn chuyển đổi cực kỳ tiềm năng mà nhiều blog đã để lọt khỏi tầm tay của họ.

10) Sử dụng blog để thử nghiệm những lời mời mới

Nghĩ về danh sách thư điện tử của bạn như bông hoa mỏng manh. Bạn nên tưới tắm nó thường xuyên, đừng có xả vào nó với vòi cứu hỏa.

Nếu bạn gửi email quá thường xuyên, bạn có thể bắt gặp tỉ lệ đọc giảm mạnh và tỉ lệ thoát tăng. Vì thế hãy sử dụng blog như vùng đất thử với những lời mời mới - trước khi bạn gửi chúng tới danh sách quý giá của mình. Hãy quảng bá những lời mời sản sinh lead trên blog của bạn, và gửi những lời mời hiệu quả tới danh sách email. Đừng cố công nhồi những đề nghị mà khán giả của bạn không hứng thú.

11) Sử dụng blog như một nguồn nội dung

Đừng cố phát minh bánh xe mới. Hãy tận dụng nhiều hơn những nội dung bạn đã tạo - những bài blog - bằng việc tái sử dụng chúng trong hoạt động tiếp thị. Bạn có thể hỏi: nơi nào có thể tái sử dụng nội dung blog?

  • Nội dung để nuôi các mạng lưới truyền thông xã hội: Liên kết tới các bài đăng blog trong truyền thông xã hội để đưa người từ mạng lưới của bạn quay lại blog.
  • Nội dung để nuôi email: Đừng có luôn luôn gửi những nội dung tạo nhân mối hay các chiến dịch nuôi dưỡng nhân mối, nội dung blog là một hình thức giải lao, hoặc là một sự bổ sung hoàn hảo cho các bản tin
  • Nội dung để nuôi các đề nghị tạo nhân mối: Thay vì tạo ra lời mời từ đầu, hãy tổng hợp lại những bài bạn đã viết về một chủ đề đặc biệt và gói lại thành một lời mời mới.
  • Nội dung để nuôi bộ phận kinh doanh: Khi bạn tạo nội dung blog về các vấn đề khách hàng tiềm năng gặp, hãy gửi chúng cho đội bán hàng để đánh dấu để chúng có thể tăng sự tin cậy với các nhân mối.
  • Nội dung để nuôi website: Nếu bạn cần tìm từ chính xác để giải thích một thuật ngữ, một sản phẩm hoặc dịch vụ trên website, bạn có thể tìm thấy những từ đó ... trong một bài đăng blog cũ!
12) Tận dụng blog như một công cụ bán hàng

Blog doanh nghiệp là một trong những sản phẩm để bán giá trị nhất, đặc biệt nếu bạn đang viết bài kết hợp một cách tự nhiên các sản phẩm hoặc dịch vụ trong nội dung. Nghĩ về điều này --- bạn đang viết các bài viết dạy nhân mối cách để giải quyết các vấn đề của họ, và cách mà sản phẩm/dịch vụ của bạn phù hợp trong giải pháp. Có cách nào tốt hơn để giúp độ kinh doanh của bạn giải thích cách mà giải pháp của bạn là giải pháp cho vấn đề của nhân mối?


Blog không chỉ là blogging, blog còn là 12 thứ kể trên, ngoài ra còn là gì nữa?

Đọc thêm các bài viết hữu ích về chủ đề Content Marketing:

_________________

Nguồn bài&ảnh: Hubspot

Tôi muốn thuyết phục team của tôi về cách thực hiện blog và kết hợp với các công cụ khác có sẵn, và rõ ràng cách làm của tôi sẽ hiệu quả hơn cách team đang thực hiện, nhưng xem chừng vẫn chưa đủ lý lẽ để thành công. Làm sao đây? :(


Vừa gõ vừa ngồi xem an táng Cụ :( Ngày Chủ Nhật buồn!


15 tháng 11, 2012

Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

VietInbound vừa đăng bài viết về tính năng mới: tài khoản doanh nghiệp trên Pinterest. Thông tin sốt dẻo này sẽ mở ra một hướng đi mới cho các công ty, doanh nghiệp, thương hiệu xây dựng chiến lược marketing truyền thông xã hội của mình. Một trong những thao tác đầu tiên quan trọng sau khi mở một tài khoản Pinterest là việc xác thực website (verify website) kết nối với tài khoản để xác minh tính sở hữu của tài khoản đối với website đó, đồng thời cho phép đường dẫn website được hiển thị đầy đủ trên hồ sơ pinterest (bình thường chỉ là hình quả địa cầu có dẫn link) và trên các cỗ máy tìm kiếm.
 
Đối với một blog, website thông thường, việc xác thực website rất đơn giản.
Các bước thực hiện như sau:
  • Cách 1: Đăng nhập vào tài khoản Pinterest => Settings, Click vào nút "Verify Website"
  • Cách 2: Truy cập https://pinterest.com/domain/verify/

Bạn sẽ được yêu cầu 3 bước sau.
Xác thực website trên Pinterest
  1. - Tải file xác thực HTML về máy tính
  2. -  Tải file đó lên web server vào thư mục gốc.
  3. - Ấn vào liên kết để hoàn thành.

Đối với blog chạy trên blogger như VietInbound (nghĩ mà hoàn cảnh :(), cái khó là không thể truy cập vào thư mục trên host. Vậy phải làm thế nào?

Có cách:
  • Đăng nhập vào quyền quản trị blog.
  • Tạo Trang mới => Trang trống (Blank page)
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

Giao diện mới mở ra như khi bạn viết một blog mới
  • Bạn tại file xác thực HTML về máy, mở bằng Notepad hoặc Dreamweaver (tùy ý)
  • Copy toàn bộ nội dung file đưa vào nội dung trang (chú ý rằng bạn đang soạn thảo nội dung dưới dạng html)
  • Copy tên file đưa vào phần tiêu đề trang

Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

  • Xuất bản!

Đên đây, công việc vẫn chưa kết thúc. Pinterest vẫn chưa thể xác thực website cho tôi vì địa chỉ trang tôi vừa tạo có dạng http://domain.com/p/xyz.html trong khi Pinterest lại trông đợi http://domain.com/pinterest-xxx.html
Bước tiếp theo cần phải tùy chỉnh chuyển hướng từ đường dẫn mà Pinterest mong muốn (domain.com/pinterest-xxx.html) thành đường dẫn của page mà bạn vừa tạo (domain.com/p/xyz.html)

  • Vào Tùy chọn tìm kiếm (Search Preferences) => Lỗi và chuyển hướng (Errors and Redirection) => Chuyển hướng tùy chỉnh (Custom Redirects) => Chỉnh sửa (Edit)
  • Dòng trên bạn điền đoạn tên file html (/pinterest-xxx.html), ô dưới bạn điền bạn điền đoạn liên kết trang vừa tạo (/p/xyz.html) - chú ý không lặp lại đoạn domain.com. 
  • Lưu lại.


Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

Bây giờ, quay trở lại với trang Verify website trên Pinterest.
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger
Và:
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger


Giờ thì tận hưởng thành quả.
Note: Bạn cũng có thể áp dụng cách này để verify những thứ khác cho blogspot của bạn ví dụ như Bing Webmaster, Alexa webmaster, v.v.

Nếu bạn thấy bài viết có ích, nhớ like và share ủng hộ nhé :x

29 tháng 10, 2012

Xóa widget attribution trong blogspot

Bạn nào dùng blogspot (giống tớ) có thể sẽ khá phiền khi nhìn thấy cái mục attribution link đến blogger thế này:

widget attribution trong blogger


Cách giải quyết:
Như mọi khi: vào mục chỉnh sửa HTML của theme để sửa. Chú ý sao lưu theme trước khi tác động đề phòng rủi ro.

Tìm dòng sau:
  <!-- outside of the include in order to lock Attribution widget -->


Tìm toàn bộ đoạn sau đó cho đến
</b:widget>
</b:section>



xóa code attribution trong html

Xóa toàn bộ đoạn đó. Lưu lại.
Sẽ xuất hiện thông báo như sau:
xóa widget attribution
Chọn xóa là xong.
Kiểm tra lại trang chủ. Đoạn loằng ngoằng ở chân trang biến mất. ^^

Để thêm hoa lá cành, bạn có thể thêm một widget mới thế vào chỗ đó, như thế này ;)) :">
vietinbound footer



25 tháng 10, 2012

Chèn liên kết đến hồ sơ tác giả cuối bài viết trên Blogspot

Nhân bài viết về thiết lập quyền tác giả cho website vừa hì hục gõ gõ xóa xóa chiều nay, mình phát hiện ra vấn đề của blogspot là ở cuối bài viết (post footer) hiển thị tên tác giả là text đơn thuần, không có liên kết dẫn đến hồ sơ của tác giả.

Đau đầu đây, cái này khá nhạy cảm.
 Và đây là hướng dẫn của Google về Blogger trên
http://support.google.com/blogger/bin/answer.py?hl=en&answer=42257
Nhưng xem chừng cách này không hay lắm. Ai không tin cứ thử >"<

May quá tìm được một bài viết khác và áp dụng, xem chừng có vẻ dễ thở hơn.

Bước 1: Trước hết, để tránh rủi ro, bạn nên sao lưu template.
  • Vào cài đặt => Bố cục (#pageelements)
  • Bỏ tick ở mục Được đăng bởi + Tên (By + Name)
  • Lưu lại.
Bước 2:
Tiếp theo vào chỉnh sửa HTML (#template)
Tìm dòng code sau:
    <div class="post-footer-line post-footer-line-1"> 
Bổ sung đoạn code vào sau thẻ div đó:

- Đối với blog 1 tác giả:
    Chỉ cần thêm đoạn này:
      <data:top.authorLabel/> <a href="Hồ sơ tác giả"><data:post.author/></a> 
     
    (Hồ sơ này tùy ý bạn: hồ sơ Google+, Facebook, Website cá nhân, ... nếu là hồ sơ Google+ nhớ thêm thẻ rel="author" để hiển thị thông tin tác giả lên snippet trong kết quả tìm kiếm.)
  • Lưu lại - Xong

- Đối với blog nhiều tác giả: thêm những dòng sau vào sau thẻ mở <div ..>

<b:if cond='data:post.author == "Tên hồ sơ chính xác của tác giả 1"'><data:top.authorLabel/> <a href="Hồ sơ tác giả 1">Tên tác giả 1</a></b:if>



<b:if cond='data:post.author == "Tên hồ sơ chính xác của tác giả 2"'><data:top.authorLabel/> <a href="Hồ sơ tác giả 2">Tên tác giả 2</a></b:if>



<b:if cond='data:post.author == "Tên hồ sơ chính xác của tác giả 3"'><data:top.authorLabel/> <a href="Hồ sơ tác giả 3">Tên tác giả 3</a></b:if>xx


blogspot post footer author

Tùy theo blog của bạn, bạn có thể thêm bao nhiêu dòng, bao nhiêu tên tùy ý. Chú ý phải chính xác và tỉ mỉ để tránh bị lỗi xảy ra.

Thế là xong. Bạn có thể xem lại thành quả của mình:
quyền tác giả blogspot

Thiết lập quyền tác giả Google cho bài viết, website, blog

[Cập nhật ngày 8/12/2015: Google đã không còn hỗ trợ cái này từ lâu, vậy mà vẫn có những người vào bài viết này comment (kèm đặt một cái link) và bảo làm được, bảo thành công. Thật là kỳ diệu nhỉ?? ]

Mình đã đọc và đã áp dụng cái này rất lâu, nhưng chưa tự tin để chia sẻ, nhân thấy một số blogger sục sôi bàn tán, mình xin được đăng một bài chia sẻ.

Mục đích của việc thiết lập Google Authorship cho Website:

  • Tăng tính tin cậy và minh bạch của nội dung đăng trên website khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
  • Thu hút người click vào đường dẫn trên kết quả bài tìm kiếm để đọc bài viết nhiều hơn (đặc biệt là đối với những tác giả có uy tín và tên tuổi)
  • Là một tiêu chí xếp trustrank của website
  • Hỗ trợ cho SEO
  • Thuận lợi hơn trong việc kết nối và chia sẻ
  • Bản thân tác giả sẽ có nhiều cơ hội được đưa vào vòng hơn trên Google+
  • Nhiều nhiều nữa chưa kịp nhớ ra hết.


Điều kiện cần

  • Tài khoản Google+ dành cá nhân: profile thông tin đầy đủ, ảnh avatar rõ mặt
  • Website/Blog muốn thiết lập quyền tác giả.
  • Email thống nhất dùng trên Google+ và email khi đăng ký thàn viên website/blog
  • Mong muốn được "lăng xê" cho tên tuổi và website của mình (Với những anh hùng thích ẩn dật thì không cần quan tâm lắm)


Bài viết này được viết dựa trên dịch từ Hướng dẫn của Google tại địa chỉ: http://support.google.com/webmasters/bin/answer.py?hl=en&answer=1229920

Ngoài ra có bổ sung một số nhận xét rút ra từ trải nghiệm bản thân.
Ai không ngại tiếng Anh có thể xem clip của GoogleWebmasterHelp về vấn đề này rõ hơn:

 

Các bước thực hiện:

 

Bước 1: Chỉnh sửa hồ sơ Google 

 Lựa chọn 1:  Nếu bạn có địa chỉ email cùng domain với website

  1.  Hãy kiểm tra chắc chắn mỗi bài viết bạn đăng trên domain đó có một dòng tên tác giả xác định rõ bạn là tác giả.
  2. Truy cập https://plus.google.com/authorship, điền email của bạn và gửi cho Google. Bạn sẽ chỉ cần làm điều này 1 lần. Email của bạn sẽ xuất hiện trong mục Work trong tài khoản Google+ của bạn. Đồng thời domain blog sẽ xuất hiện trong mục Contributor. Nếu không muốn tiết lộ email, bạn có thay đổi tùy chọn riêng tư của email đó.
Lựa chọn 2: Nếu bạn không có địa chỉ email cùng domain với website
  1. Tạo link lại từ hồ sơ Google trỏ đến website/blog
    • Vào mục Profile > Edit (Tiểu sử > Chỉnh sử tiểu sử) trong tài khoản Google+ của bạn.
    • Tìm Contributor (Cộng tác viên cho), Click vào để thêm tiêu đề, đường dẫn website của bạn. Save.
  2. Chuyển sang bước 2

  

Bước 2: Cài đặt authorship cho website.

Bước 2.1: Cài đặt authorship cho website/blog 1 tác giả

 Nếu nội dung blog/website được viết bởi 1 tác giả duy nhất là bạn, trường hợp này thường thấy. 
Để dễ dàng hơn, sau khi thiết lập hồ sơ Google+ bạn nên cài luôn nút Google+ lên website để liên kết đến tài khoản Google+ của bạn. https://developers.google.com/+/plugins/badge/  Cách đơn giản nhất là thêm một đường dẫn đến hồ sơ Google+ vào tất cả các trang trên website để thông báo cho Google theo mẫu sau:
<a rel="author" href="hồ sơ Google của bạn">Một cái gì đó</a> 
  • rel="author" biết bạn là người tạo ra website đó.
  • hồ sơ Google của bạn
    Domain profiles.google.com cũng được mà domain plus.google.com cũng được, bạn có thể copy URL trực tiếp từ tài khoản Google+ của bạn giới hạn đến hết đoạn số ID.
  • Một cái gì đó có thể là tên bạn "Về tôi", "Hồ sơ của tôi trên Google+", một cái logo G+ to tướng, v.v. và v.v. hoặc không là gì nếu như bạn không muốn giấu không cho hiển thị trên website.
Bạn có thể chèn đoạn code này vào phần đầu trang, chân trang hoặc một widget nào tùy ý. Một số nền tảng blog như Wordpress với một số template theo phiên bản mới cho phép người dùng điền thông tin tác giả của mình vào một cách dễ dàng mà không phải tác động trực tiếp đến code. Vấn đề xung quanh WP này có thể sẽ được trình bày trong một bài riêng.  
 

Bước 2.2: Cài đặt authorship cho website/blog nhiều tác giả

Nếu website của bạn do nhiều tác giả đóng góp nội dung (ví dụ như blog giaiphapso.info hay seomoz.org), bạn cần xác định rõ từng nội dung với từng tác giả riêng biệt.

Để giải quyết vấn đề này, Google sẽ thực hiện liên kết giữa trang nội dung trên blog (bài báo, bài viết), trang tác giả trên website/blog đó và hồ sơ Google của tác giả. Để xác định quyền tác giả, Google kiểm tra 2 tiêu chí sau:
  •  Liên kết từ trang nội dung đến trang tác giả (nếu trên trang tác giả có liên kết trực tiếp đến hồ sơ Google+, thông tin tác giả sẽ hiển thị  trên kết quả tìm kiếm)
  • Một đường dẫn ngược từ hồ sơ Google của bạn đến nội dung.
Việc dùng liên kết qua lại rất quan trọng: nếu không có chúng, sẽ có trường hợp ai đó sẽ cho rằng nội dung nào đó do bạn viết, hoặc bạn có thể "nhận vơ" nội dung nào đó trên web là của bạn. Đánh dấu quyền tác giả sử dụng thuộc tính rel trong liên kết để thể hiện mối quan hệ (relationship) giữa trang nội dung và trang tác giả. Và đây sẽ là cơ chế hoạt động:    

Trang nội dung:

Liên kết rel="author" chỉ ra tác giả của bài viết và có thể trỏ đến:
  • Trang tác giả của cùng domain giống như trang bài viết: nếu link bài viết là abc.com/bài-viết thì Google sẽ tìm kiếm thông tin như thế này:
    Viết bởi <a rel="author" href="http://abc.com.vn/authors/tên-bạn">Tên bạn</a>
  • Đối với website không có trang tác giả cùng domain (ví dụ ngay như VietInbound.com với nền tảng blogger, không có trang tác giả riêng), liên kết rel="author" có thể áp dụng trực tiếp với hồ sơ Google
    Viết bởi <a rel="author" href="https://profiles.google.com/id-google">Tên bạn</a>
  • Liên kết rel="author" cho biết người được nhắc đến trong liên kết là người tạo ra bài viết.

Trang tác giả:

Liên kết nhiều trang tác giả của cùng 1 người. 
Một trang tác giả trên website/blog thường liên kết đến các trang khác thuộc cùng một tác giả, ví dụ như trang chủ của họ hoặc hồ sơ trên MXH của họ.

Để cho Google biết rằng tất cả các hồ sơ này thể hiện cùng một người,  bạn sử dụng liên kết rel="me" để thiết lập liên kết giữa các trang hồ sơ đó.
Nghe khó hiểu nhỉ, tìm loanh quanh vẫn chưa thấy ví dụ nào thật gần gũi:
 Ví dụ nhé: Trên blog abc.com.vn bạn viết bài có một trang tác giả của riêng bạn (http://abc.com.vn/author/tên-bạn) Đồng thời, bạn cũng có một blog riêng: http://xyz.info Bạn thực hiện liên kết 2 trang đó với nhau như sau:
  • Trong hồ sơ của bạn trên abc.com.vn/author/tên-bạn, bạn để liên kết đến trang xyz.info với
    <a rel="me" href="http://xyz.info">Blog của tôi</a>
    
  • Ngược lại, trên trang xyz.info của bạn, bạn cũng dẫn một đường link ngược sang trang tác giả ở bên kia
    Ghé thăm <a rel="me" href="http://abc.com.vn/author/tên-bạn">những bài viết khác của tôi</a> trên abc.com.
  • Link lại rel="me" giúp cho Google nhận biết được rằng 2 trang  http://abc.com.vn/author/tên-bạnhttp://xyz.info cùng để chỉ đến 1 người - là bạn.

 

Bước 3: Kiểm tra liên kết đến hồ sơ và nội dung xuất bản

Để kiểm tra đánh dấu của bạn và xem những dữ liệu gì Google có thể lấy được từ trang web của bạn, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra snippet của Google tại địa chỉ: http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets


Tóm lại:

  • Hồ sơ Google đầy đủ, liên kết đến website/blog cá nhân/ đường dẫn bài viết mà bạn là tác giả
  • Đối với website/blog một tác giả: Tạo một liên kết lại từ website đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"
  • Đối với website/blog nhiều tác giả: Cách 1: Tạo liên kết từ bài viết đến trang tác giả trên cùng domain qua thẻ rel="author" + một liên kết từ trang tác giả đền hồ sơ Google qua thẻ rel="me"/ Cách 2: Tạo liên kết từ bài viết thẳng đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"/Cách 3 dành cho ai thích "ăn bánh vòng": một liên kết từ bài viết đến trang tác giả trên cùng domain qua thẻ rel="author" + một liên kết từ trang tác giả cùng domain đó đến blog/website cá nhân qua thẻ rel="me" + một liên kết lại từ website cá nhân đến trang tác giả qua thẻ rel="me" + một liên kết từ website cá nhân đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"