Hiển thị các bài đăng có nhãn quyền tác giả. Hiển thị tất cả bài đăng

1 tháng 3, 2013

Các vấn đề SEO Wordpress nâng cao - cập nhật mới 2013

Hôm qua một người bạn nhờ tư vấn một buổi cho đội quản trị site start-up của nhóm hắn xây trên nền WP, với vẻ rất tin cậy ở mình. Giật mình! Mình đáng tin cậy vậy sao. Không dám chắc là sẽ giúp được đến nơi đến chốn, nhưng cũng gật gật ừ ừ và lần mò lại những gì ngày xưa đã biết và nghịch qua.

Đã quá lâu không mày mò site WP, những bài blog hướng dẫn tối ưu cho site WP mình phớt lờ chẳng đọc.Đặc biệt là những gì về SEO.

Cũng nhờ sự cậy nhờ của bạn mà mình hứng thú có hứng thú gỡ mốc cho blog. Đây sẽ là bài tóm tắt lại slide "Advanced WordPress SEO: Actionable Advice for Ensuring Your WordPress Content is Found" của SEOMOZ. Mới thực hiện đầu tháng  2 và đúng là đã mở mang nhiều kiến thức mới về SEO WP trong mình.
__________________

Vấn đề 1:NỘI DUNG TRÙNG LẶP TRONG WORDPRESS

Xuất phát từ:
* Trang nhãn - Tag pages
* Trang danh mục - Categories pages
* Trang lưu trữ theo ngày - Date Archive pages
* Trang tác giả - Author pages
* Trang đánh số trang - Pagination pages
Nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lặp do trang nhãn

- Bắt bệnh:
* Do văn bản bài viết đầy đủ xuất hiện trên trang chủ, trang nhãn, trang danh mục, v.v.
* Không có nội dung giá trị hơn cho người tìm kiếm
* Các trang đánh số trang cũng chứa nội dung trùng lặp
* Phần sidebar dài trên site liên kết đến các trang trùng lặp đó
* Nhiều theme không cho phép người dùng tùy biến thẻ META trên các page này.

Kết quả là: nếu người dùng không để ý, sẽ bị Google bắt lỗi nội dung trùng lặp một cách oan uổng.

CÂU HỎI: Cần phải làm gì đó đối với việc hiển thị bài viết đầy đủ  xuất hiện trên toàn bộ trang lưu trữ!
TRẢ LỜI: thay thế "the_content" trong tệp PHP bằng "the_excerpt"
Nhờ đó, thay vì hiện toàn bộ nội dung bài viết, giờ đây các trang lưu trữ chỉ hiện 55 ký tự đầu tiên trong bài viết.
Sửa file PHP trong mục Appearance -> Editor

Các tệp PHP cần chú ý:
- Archive.php
 - Index.php
- Các file PHP tùy biến theo theme quyết định trang chứa bài lưu trữ

CÂU HỎI: Phải làm gì với vấn đề không độc nhất (Non-uniqueness)
TRẢ LỜI: Noindex và xóa khỏi XML Sitemap
CÂU HỎI: Có thể làm cho các trang này hữu ích hơn cho người dùng?
TRẢ LỜI: Tạo một trang PHP mới cho từng loại trang dự trữ, và chèn bản copy này trực tiếp vào các tệp PHP.
Nhờ đó, từng trang PHP sẽ có một phần nội dung độc nhất. Ví dụ: trên trang về tác giả, như bình thường sẽ hiện loạt bài viết do tác giả đó đăng, nhờ phần nội dung thông tin về tác giả bổ sung, trang tác giả sẽ trở nên khác biệt với trang danh mục, trang lưu trữ theo ngày, v.v.

thêm nội dung bổ sung cho các page lưu trữ wordpress


Các bước tạo trang tùy biến với đoạn văn bản tối ưu hóa SEO cho một nhãn (ví dụ nhãn Marketing)
- B1: Đến tệp PHP (Appearance => Editor)
- B2: Trên máy chủ, tạo một file "tag-marketing.php" trong thư mục tệp PHP của theme
- B3: Copy mã từ file "archive.php" đã có và dán vào file "tag-marketing.php" mới
- B4: Định vị trí nơi văn bản chính của page bắt đầu
- B5: Chèn văn bản nhãn trên khu vực mà bài viết xuất hiện

CÂU HỎI: Chúng ta nên xử lý sao với các trang đánh số trang? 
TRẢ LỜI: Yoast SEO sẽ chèn rel=“next” và rel=“prev” trong phần đầu các trang được đánh số
yoast-SEO-pagination-page-wordpress


CÂU HỎI: Thế còn về canonicalization? (không nhớ được nên dịch là gì)
TRẢ LỜI:  Yoast SEO sẽ bao gồm cả những thứ đó trong tất cả các trang wordpress (thêm rel="canonical")

CÂU HỎI: Nếu dùng plugin tận dụng các tham số của URL? (nguyên văn là What if I use a plugin that utilizes URL parameters? - liên quan đến URL động & tĩnh)
TRẢ LỜI: Sử dụng robots.txt hoặc GWT.
- Tạo một file robots.txt và đặt trong thư mục gốc để viết đè lên file của Wordpress, nhờ đó sẽ chặn được các thành phần của site có vấn đề
 - Hoặc chặn các tham số có vấn đề từ trong GWT.

Vấn đề 2: THỰC HIỆN TÁC QUYỀN

Chúng ta cần:
- Hồ sơ Google+
- Liên kết đến site nội dung ở trong mục "Contributor to" trong hồ sơ Google+
-  Thêm thẻ rel="author" vào trang bài blog trong liên kết đến hồ sơ Google+

Các bước chi tiết có thể tham khảo bài viết Thiết lập quyền tác giả Google cho bài viết, website, blog


Vấn đề 3: CÁC YẾU TỐ ON-SITE NÂNG CAO KHÁC

Permalinks

- Theo thói thường, và từ hồi biết làm wordpress, mình vẫn thường được dạy permalink cho blog WP mới kiểu như sau:

- /%postname% / %post_id%/
- hoặc /%category% / %postname%/

Sự thật WP đã phát biểu rằng:
“For performance reasons, it is not a good idea to start your permalink structure with the category, tag, author, or postname fields. The reason is that these are text fields, and using them at the beginning of your permalink structure  takes more time for WordPress to distinguish your Post URLs from Page URLs (which always use the text “page slug” as the URL), and to compensate, WordPress stores a lot of extra information in its database (so much that sites with lots of Pages have experienced difficulties). So, it is best to start your permalink structure with a numeric field, such as the year or post ID.”

"Bởi những lý do về hiệu suất, việc bạn bắt đầu cấu trúc của liên kết cố định bằng trường danh mục, thẻ, tác giả, hay tên bài không phải là một ý tưởng tốt. Lý do là đó là những trường văn bản, và sử dụng chúng ở phần đầu cấu trúc liên kết cố định sẽ gây mất thời gian cho WP để phân biệt URL bài đăng và URL trang (thường sử dụng văn bản "page slug" là URL), và bù lại, WP phải chứa nhiều thông tin thừa thãi trong CSDL (quá nhiều khiến site với nhiều trang sẽ gặp khó khăn về hiệu suất). Vì thế, tốt nhất hãy bắt đầu cấu trúc liên kết cố định bằng trường số, ví dụ như năm hoặc thứ tự bài viết."

(Oh oh @@ thế là mình chuyên sửa cái đúng thành sai hả?? :( )

Vì thế, hãy để permalink như sau: /%post_id% / %postname%/  hoặc  /%year% / %category% / %postname%/

Vấn đề 4: DUY TRÌ VIỆC TUÂN THỦ SEO

Các công cụ:
- ScreamingFrog
- SEOMoz
- Google Webmaster Tools


------------
Nguồn: Slide và phần trình bày của diễn giả được tải về từ SEOMoz

Lười nên hình ảnh copy nguyên xi từ slide.

____________
Bị giật mình: Cái blog Vietinbound này cũng hiện full post. ko biết có bị dính kiểu giống như WP ko đây? :-ss

25 tháng 10, 2012

Thiết lập quyền tác giả Google cho bài viết, website, blog

[Cập nhật ngày 8/12/2015: Google đã không còn hỗ trợ cái này từ lâu, vậy mà vẫn có những người vào bài viết này comment (kèm đặt một cái link) và bảo làm được, bảo thành công. Thật là kỳ diệu nhỉ?? ]

Mình đã đọc và đã áp dụng cái này rất lâu, nhưng chưa tự tin để chia sẻ, nhân thấy một số blogger sục sôi bàn tán, mình xin được đăng một bài chia sẻ.

Mục đích của việc thiết lập Google Authorship cho Website:

  • Tăng tính tin cậy và minh bạch của nội dung đăng trên website khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
  • Thu hút người click vào đường dẫn trên kết quả bài tìm kiếm để đọc bài viết nhiều hơn (đặc biệt là đối với những tác giả có uy tín và tên tuổi)
  • Là một tiêu chí xếp trustrank của website
  • Hỗ trợ cho SEO
  • Thuận lợi hơn trong việc kết nối và chia sẻ
  • Bản thân tác giả sẽ có nhiều cơ hội được đưa vào vòng hơn trên Google+
  • Nhiều nhiều nữa chưa kịp nhớ ra hết.


Điều kiện cần

  • Tài khoản Google+ dành cá nhân: profile thông tin đầy đủ, ảnh avatar rõ mặt
  • Website/Blog muốn thiết lập quyền tác giả.
  • Email thống nhất dùng trên Google+ và email khi đăng ký thàn viên website/blog
  • Mong muốn được "lăng xê" cho tên tuổi và website của mình (Với những anh hùng thích ẩn dật thì không cần quan tâm lắm)


Bài viết này được viết dựa trên dịch từ Hướng dẫn của Google tại địa chỉ: http://support.google.com/webmasters/bin/answer.py?hl=en&answer=1229920

Ngoài ra có bổ sung một số nhận xét rút ra từ trải nghiệm bản thân.
Ai không ngại tiếng Anh có thể xem clip của GoogleWebmasterHelp về vấn đề này rõ hơn:

 

Các bước thực hiện:

 

Bước 1: Chỉnh sửa hồ sơ Google 

 Lựa chọn 1:  Nếu bạn có địa chỉ email cùng domain với website

  1.  Hãy kiểm tra chắc chắn mỗi bài viết bạn đăng trên domain đó có một dòng tên tác giả xác định rõ bạn là tác giả.
  2. Truy cập https://plus.google.com/authorship, điền email của bạn và gửi cho Google. Bạn sẽ chỉ cần làm điều này 1 lần. Email của bạn sẽ xuất hiện trong mục Work trong tài khoản Google+ của bạn. Đồng thời domain blog sẽ xuất hiện trong mục Contributor. Nếu không muốn tiết lộ email, bạn có thay đổi tùy chọn riêng tư của email đó.
Lựa chọn 2: Nếu bạn không có địa chỉ email cùng domain với website
  1. Tạo link lại từ hồ sơ Google trỏ đến website/blog
    • Vào mục Profile > Edit (Tiểu sử > Chỉnh sử tiểu sử) trong tài khoản Google+ của bạn.
    • Tìm Contributor (Cộng tác viên cho), Click vào để thêm tiêu đề, đường dẫn website của bạn. Save.
  2. Chuyển sang bước 2

  

Bước 2: Cài đặt authorship cho website.

Bước 2.1: Cài đặt authorship cho website/blog 1 tác giả

 Nếu nội dung blog/website được viết bởi 1 tác giả duy nhất là bạn, trường hợp này thường thấy. 
Để dễ dàng hơn, sau khi thiết lập hồ sơ Google+ bạn nên cài luôn nút Google+ lên website để liên kết đến tài khoản Google+ của bạn. https://developers.google.com/+/plugins/badge/  Cách đơn giản nhất là thêm một đường dẫn đến hồ sơ Google+ vào tất cả các trang trên website để thông báo cho Google theo mẫu sau:
<a rel="author" href="hồ sơ Google của bạn">Một cái gì đó</a> 
  • rel="author" biết bạn là người tạo ra website đó.
  • hồ sơ Google của bạn
    Domain profiles.google.com cũng được mà domain plus.google.com cũng được, bạn có thể copy URL trực tiếp từ tài khoản Google+ của bạn giới hạn đến hết đoạn số ID.
  • Một cái gì đó có thể là tên bạn "Về tôi", "Hồ sơ của tôi trên Google+", một cái logo G+ to tướng, v.v. và v.v. hoặc không là gì nếu như bạn không muốn giấu không cho hiển thị trên website.
Bạn có thể chèn đoạn code này vào phần đầu trang, chân trang hoặc một widget nào tùy ý. Một số nền tảng blog như Wordpress với một số template theo phiên bản mới cho phép người dùng điền thông tin tác giả của mình vào một cách dễ dàng mà không phải tác động trực tiếp đến code. Vấn đề xung quanh WP này có thể sẽ được trình bày trong một bài riêng.  
 

Bước 2.2: Cài đặt authorship cho website/blog nhiều tác giả

Nếu website của bạn do nhiều tác giả đóng góp nội dung (ví dụ như blog giaiphapso.info hay seomoz.org), bạn cần xác định rõ từng nội dung với từng tác giả riêng biệt.

Để giải quyết vấn đề này, Google sẽ thực hiện liên kết giữa trang nội dung trên blog (bài báo, bài viết), trang tác giả trên website/blog đó và hồ sơ Google của tác giả. Để xác định quyền tác giả, Google kiểm tra 2 tiêu chí sau:
  •  Liên kết từ trang nội dung đến trang tác giả (nếu trên trang tác giả có liên kết trực tiếp đến hồ sơ Google+, thông tin tác giả sẽ hiển thị  trên kết quả tìm kiếm)
  • Một đường dẫn ngược từ hồ sơ Google của bạn đến nội dung.
Việc dùng liên kết qua lại rất quan trọng: nếu không có chúng, sẽ có trường hợp ai đó sẽ cho rằng nội dung nào đó do bạn viết, hoặc bạn có thể "nhận vơ" nội dung nào đó trên web là của bạn. Đánh dấu quyền tác giả sử dụng thuộc tính rel trong liên kết để thể hiện mối quan hệ (relationship) giữa trang nội dung và trang tác giả. Và đây sẽ là cơ chế hoạt động:    

Trang nội dung:

Liên kết rel="author" chỉ ra tác giả của bài viết và có thể trỏ đến:
  • Trang tác giả của cùng domain giống như trang bài viết: nếu link bài viết là abc.com/bài-viết thì Google sẽ tìm kiếm thông tin như thế này:
    Viết bởi <a rel="author" href="http://abc.com.vn/authors/tên-bạn">Tên bạn</a>
  • Đối với website không có trang tác giả cùng domain (ví dụ ngay như VietInbound.com với nền tảng blogger, không có trang tác giả riêng), liên kết rel="author" có thể áp dụng trực tiếp với hồ sơ Google
    Viết bởi <a rel="author" href="https://profiles.google.com/id-google">Tên bạn</a>
  • Liên kết rel="author" cho biết người được nhắc đến trong liên kết là người tạo ra bài viết.

Trang tác giả:

Liên kết nhiều trang tác giả của cùng 1 người. 
Một trang tác giả trên website/blog thường liên kết đến các trang khác thuộc cùng một tác giả, ví dụ như trang chủ của họ hoặc hồ sơ trên MXH của họ.

Để cho Google biết rằng tất cả các hồ sơ này thể hiện cùng một người,  bạn sử dụng liên kết rel="me" để thiết lập liên kết giữa các trang hồ sơ đó.
Nghe khó hiểu nhỉ, tìm loanh quanh vẫn chưa thấy ví dụ nào thật gần gũi:
 Ví dụ nhé: Trên blog abc.com.vn bạn viết bài có một trang tác giả của riêng bạn (http://abc.com.vn/author/tên-bạn) Đồng thời, bạn cũng có một blog riêng: http://xyz.info Bạn thực hiện liên kết 2 trang đó với nhau như sau:
  • Trong hồ sơ của bạn trên abc.com.vn/author/tên-bạn, bạn để liên kết đến trang xyz.info với
    <a rel="me" href="http://xyz.info">Blog của tôi</a>
    
  • Ngược lại, trên trang xyz.info của bạn, bạn cũng dẫn một đường link ngược sang trang tác giả ở bên kia
    Ghé thăm <a rel="me" href="http://abc.com.vn/author/tên-bạn">những bài viết khác của tôi</a> trên abc.com.
  • Link lại rel="me" giúp cho Google nhận biết được rằng 2 trang  http://abc.com.vn/author/tên-bạnhttp://xyz.info cùng để chỉ đến 1 người - là bạn.

 

Bước 3: Kiểm tra liên kết đến hồ sơ và nội dung xuất bản

Để kiểm tra đánh dấu của bạn và xem những dữ liệu gì Google có thể lấy được từ trang web của bạn, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra snippet của Google tại địa chỉ: http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets


Tóm lại:

  • Hồ sơ Google đầy đủ, liên kết đến website/blog cá nhân/ đường dẫn bài viết mà bạn là tác giả
  • Đối với website/blog một tác giả: Tạo một liên kết lại từ website đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"
  • Đối với website/blog nhiều tác giả: Cách 1: Tạo liên kết từ bài viết đến trang tác giả trên cùng domain qua thẻ rel="author" + một liên kết từ trang tác giả đền hồ sơ Google qua thẻ rel="me"/ Cách 2: Tạo liên kết từ bài viết thẳng đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"/Cách 3 dành cho ai thích "ăn bánh vòng": một liên kết từ bài viết đến trang tác giả trên cùng domain qua thẻ rel="author" + một liên kết từ trang tác giả cùng domain đó đến blog/website cá nhân qua thẻ rel="me" + một liên kết lại từ website cá nhân đến trang tác giả qua thẻ rel="me" + một liên kết từ website cá nhân đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"