Hiển thị các bài đăng có nhãn theo dõi. Hiển thị tất cả bài đăng

3 tháng 10, 2013

10 lý do khiến bạn lẻ loi trên Twitter


Người dùng Twitter thường quyết định có nên theo dõi một ai đó hay không trong khoảng thời gian tính bằng giây, nghĩa là bạn có rất ít thời gian để gây ấn tượng.

Có rất nhiều lý do người dùng không bấm nút "Follow", nhưng trước tiên hãy tìm hiểu cách mà người khác sẽ tìm thấy hồ sơ Twitter của bạn. Nếu ai đó tìm thấy bạn trong dòng thời gian trên trang chủ của họ, hoặc bấm vào gợi ý "Who to follow", một cửa sổ pop-up Profile Summary bật ra chỉ cách mà khán giả tiềm năng của bạn sẽ thấy bạn trên Twitter.

Amy-Mae Twitter Summary
Phần tóm tắt có một tổng quan ngắn gọn - nửa trên cửa sổ hiển thị ảnh đại diện, ảnh bìa, tiểu sử và số tweets, người đang theo dõi bạn và người bạn đang theo dõi. Dưới đó, là hộp thông tin "followed by" xuất hiện nếu có người khác đang theo dõi cả bạn và người đang xem hồ sơ của bạn. Cuối cùng, phần tóm tắt hiển thị 2 tweets gần nhất của bạn.
Dù người đó có tiếp tục "Go to full profile" để tìm hiểu thêm về bạn hay không, có thể cho rằng hầu hết mọi người sẽ ra quyết định ngay từ màn hình Profile Summary của bạn.
Điều này có nghĩa là bạn cần phải tận dụng hết khoảng không gian trên màn hình này để tối đa hóa tiềm năng hình ảnh của bạn, đảm bảo rằng tiểu sử của bạn đủ hay và tweet của bạn hấp dẫn cho những người theo dõi tiềm năng.
Đây là 10 điều bạn cần thay đổi ngay để tăng số người theo dõi  và bớt lẻ loi trên Twitter.

1. Bạn là 'social media guru'

Người tự nhận mình là "bậc thầy truyền thông xã hội" hầu như chắc chắn không đúng, vì thế đừng dùng cách thể hiện đáng sợ này.  Mấy từ  "maven" "expert" or "ninja" cũng thế.
Bạn có thể làm việc trong  lĩnh vực social media, nhưng đó là thị trường truyền thông luôn thay đổi và luôn có những điều phải học hỏi.
Có rất nhiều trường hợp những cụm từ như vậy đã khiến người khác xa lánh, vì thế hãy tìm cách sáng tạo hơn để mô tả bản thân bạn và để thu hút nhiều người theo dõi.

2. Bạn trông như quả trứng


Qủa trứng  không phải là một thứ thời thượng. Bạn có rất ít cơ hội tương tác với mọi người với hình ảnh trên Twitter, vì thế không nên lãng phí.
Người dùng rất gay gắt từ chối theo dõi một hồ sơ nếu họ không thể thấy người ở đằng sau nó. Đừng để nguyên ảnh đại diện với quả trứng mặc định, ảnh người nổi tiếng hay ai đó không phải là bạn, hoặc thứ gì đó mạo hiểm. Nếu bạn dùng ảnh GIF làm ảnh hồ sơ, hãy kiểm soát chặt chẽ, vì ảnh này không phải lúc nào cũng hiển thị tốt trên các nền tảng khác nhau.
Ảnh đại diện Twitter tốt nhất là ảnh chân thực của bạn, và vì ảnh thường hiển thị quá bé, những kiểu chụp từ vai lên đầu sẽ được ưa chuộng hơn. Hãy nhớ, bạn có thể sáng tạo hơn với ảnh header và phông nền trên Twitter.

3. Bạn ở trong #TeamFollowBack

Nhờ vả người khác theo dõi bạn, và hứa bạn sẽ follow lại không phải là sự mở đầu hấp dẫn.
Twitter không phải là nơi để theo dõi mù quảng mà không có lý do chính đáng - đây là nơi tuyển chọn dòng nội dung của chính bạn và được dành riêng cho bạn. Hoàn toàn chấp nhận được nếu không theo dõi người đã theo dõi bạn.
Nếu bạn bắt đầu bằng việc theo dõi ai đó chỉ vì họ đã theo dõi bạn, bạn đã làm ô nhiễm dòng Twitter của mình với nội dung bạn có thể không quan tâm, và cuối cùng là hạ giá trị phạm vi chú ý của mình.

4. Tỉ lệ theo dõi mất cân đối



t5
Tỉ lệ mất cân đối giữa người bạn theo dõi đối với người theo dõi bạn thường là bằng chứng đánh dấu một tài khoản là tài khoản rác.
Rất dễ hiểu - và đáng trông đợi - rằng bạn theo dõi nhiều tài khoản hơn số theo dõi bạn, nhưng sự lệch lạc quá lớn về số lượng sẽ khiến hồ sơ của bạn khả nghi.
Hãy có một vài người theo dõi trước khi trở nên phát cuồng với nút "Follow", nếu không thì người ta cũng sẽ không muốn gia nhập vào danh sách followers lạ hoắc của bạn.

5. Bạn viết tiểu sử theo ngôi thứ ba

Đã có lời khuyên mập mờ đâu đó rằng viết tiểu sử bằng ngôi thứ ba giống như nó được viết bởi người nào khác, sẽ khiến tiểu sử trở nên chuyên nghiệp và khách quan.
Đó là một lời khuyên tồi. Hồ sơ ngôi thứ 3 khiến bạn có vẻ ngạo mạn. Hiển nhiên là bạn không nhờ ai khác viết nó phải không? 
Ngay cả khi bạn sử dụng với lý do công việc, Twitter vẫn là một kênh MXH cá nhân, và tiểu sử của bạn phải thể hiện điều này. Một tiểu sử đơn giản, khiêm tốn - và thậm chí có thể cởi mở, vui vẻ - sẽ thu hút nhiều người theo dõi hơn một cái tiểu sử hoành tráng.

6. Bạn tweet quá nhiều

t4
Giả  sử nếu bạn tham gia Twitter từ ngày đầu và tweet đều đặn 3 lần mỗi ngày, tính đến nay bạn đã có 8000 tweets.
Điều này giúp bạn có một cái nhìn khác về số tweet hiện trên tài khoản của bạn. Nếu bạn tweet quá nhều so với mức chuẩn 8000 đó, bạn hiển nhiên là một tweeter trên mức trung bình. Nếu bạn đã tweet hơn con số đó quá nhiều, điều này có thể khiến người ta chùn bước trước khi bấm follow bạn.

7. Bạn khoe khoang

Ngoài những điều cơ bản về tiểu sử và thống kê tài khoản, nhiều người sẽ đọc 2 tweets cuối cùng của bạn khi họ xem hồ sơ Twitter của bạn.
Nói chung, một trong những thứ người dùng rất ghét là sự thổi phồng, phóng đại.
Nếu một trong hai tweets gần đây nhất của bạn chứa dấu hiệu của sự phóng đại, người follower tiềm năng sẽ phải nghĩ lại. Nếu bạn retweet một lời khen, hoặc một @ mention tâng bốc, sự việc sẽ càng trở nên tồi tệ.

8. Nhờ máy soạn tweets cho bạn

t1
Bạn có lập lịch cho tweet? Hoặc bạn có đăng ký các dịch vụ tự động tweet trên danh nghĩa của bạn? Nếu tweet trông giống như được tạo ra tự động, người ta sẽ không thích theo dõi bạn nữa.
Điều người ta muốn thấy trên Twitter là nghe giọng nói chân thực của bạn, trong thời gian thực. Họ không muốn những câu danh ngôn mượt mà được bạn đặt lịch và xuất hiện vào những thời điểm chiến lược hay những câu chuyện hàng đầu được tuyển chọn từ dịch vụ của bên thứ ba.
Twitter là để tương tác, chứ không phải chỉ tung ra những lời lẽ vô nghĩa. Nếu bạn không trả lời người dùng Twitter khác, hoặc phản hồi lại các tweet và các chủ đề, xu hướng bạn thấy trên stream, bạn đang chắc chắn làm sai.

9. Bạn bán thứ gì đó

Nếu bạn làm việc với vai trò kinh doanh/tiếp thị, hãy bằng mọi giá nhắc đến điều này trong hồ sơ. Tuy nhiên, không biến tiểu sử của bạn thành một cái lưới bán hàng.
Bạn đẩy một sản phẩm/dịch vụ ra trên tiểu sử đã đủ tồi tệ, nếu những tweet gần nhất của bạn cũng là để bán hàng khô khốc thì không ai còn muốn ngó ngàng đến hồ sơ của bạn nữa.
Đơn giản là, nếu bạn sử dụng Twitter để bán thứ gì đó một cách thô lỗ, người ta sẽ không theo bạn. Bình thường, khi chưa cần vào Twitter của bạn, người ta cũng đã lãnh đủ mọi thể loại quảng cáo không mong muốn rồi!

10. Bạn gửi thư rác qua tin nhắn trực tiếp

t2
Cuối cùng, nếu ai đó quyết định theo dõi bạn, bạn tự động DM họ để tự quảng cáo hoặc bán hàng, khả năng là bạn cũng đã hôn người theo dõi mới này một nụ hôn chào vĩnh biệt.
Tin nhắn trực tiếp để cảm ơn người vừa theo dõi và giục họ xem liên kết, ví dụ một trang trên Facebook hay blog để có nội dung tuyệt vời hơn là sự thô bỉ lạnh lùng.

Đừng bị thôi thúc bởi hình thức tiếp thị siêu lười này, nếu không bạn xứng đáng mất đi những người theo dõi bạn ngay khi bạn có được họ.
Ảnh: Ví dụ của một hồ sơ Twitter tuyệt vời trên Flickr Brian Wilkins

Link gốc: http://mashable.com/2013/09/30/twitter-followers/ 
_______________________
Từ khi thoát cảnh lông bông, tôi quen với cách ngồi lì, blog lại bắt đầu rêu phong sau một loạt những hứa hẹn hùng hồn.
Hôm nay tôi lại quyết tâm xê và dịch, để lấy khí thế cho chiến dịch lớn sắp tới.
Vừa dịch và vừa học, vừa áp dụng trực tiếp vào công việc đang làm, vừa tranh thủ khuấy động cái xó này.

Tôi cố lên!!