Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng

9 tháng 5, 2016

Mạnh tay chi tiền quảng cáo thể hiện sự bất lực của doanh nghiệp



Quảng cáo ngày càng là ngành phát triển sôi động, muôn hình vạn trạng, mấy ông lớn Facebook, Google không những kiếm được bộn tiền từ khai thác thông tin người dùng trên thế giới, lại còn được hưởng lợi từ việc không phải đóng thuế cho các chính phủ. Và cuộc chiến dành được những vị trí quảng cáo lý tưởng trên các website của những ông này ngày càng khốc liệt hơn, tốn kém hơn. Còn nhiều doanh nghiệp thì dường như luôn cảm thấy chi tiền chưa đủ nhiều để có thể duy trì sự hiển diện trên những vị trí này.

Đó gọi là bất lực.

Bất lực khi tiềm năng, nội lực của doanh nghiệp không đủ hấp dẫn để thu hút những khách hàng mục tiêu, thuyết phục họ chi tiền để nuôi sống bộ máy, giữ chân họ, gợi cho họ luôn luôn nhớ đến mình, và còn khiến họ lan tỏa danh tiếng của doanh nghiệp đi xa.

Và khi đã chi tiền để mua sự nổi tiếng kiểu như vậy, phần chi phí đó không cách nào khác, hoặc là phải cộng vào giá thành sản phẩm/dịch vụ, bòn rút hầu bao của khách hàng, hoặc là phải thay thế bằng phúc lợi của nhân viên để giảm tổng chi phí chung, hay là đem chính chất lượng sản phẩm/dịch vụ đánh đổi?

Thế là chỉ có mấy ông làm quảng cáo là béo, còn nhân viên, người dùng và bản thân doanh nghiệp thì héo.

Quảng cáo có lẽ cũng giống như cafe. Chúng ta không nhất thiết phải uống cafe để giữ tỉnh táo, chỉ là uống nhiều thành nghiện, và thiếu nó một ngày ta thấy mệt mỏi phờ phạc tưởng như chỉ có cafe mới là thuốc tiên mang lại phong độ cho ta. Nhiều doanh nghiệp cũng vậy, tháng nào cũng bỏ tiền ra quảng cáo, cứ có cái gì cần cho nhiều khách hàng biết là phải nghĩ ngay đến quảng cáo. Cảm tưởng như dừng quảng cáo là doanh nghiệp gặp tai họa không bằng!

Tôi nghe thấy nhân viên kinh doanh của công ty quảng cáo A chia sẻ cho khách hàng "Chị có biết công ty B không, một đợt đăng bài PR ở bên em có hiệu quả rõ rệt, nhiều khách hàng mới, về sau dừng lại là lại ít khách hàng hẳn" (Viết bài PR mà phải mất tiền thì cũng là quảng cáo, nhỉ?) . Nghe qua có lẽ là ngon "Ồ, thế thật là tuyệt diệu, vậy thì mình phải làm tới thôi". Nhưng ngẫm kỹ, nó là rủi ro hơn là cơ hội.

Phải chi tiền để mua một chút sự nổi tiếng, đó là bất lực. Để lượng khách hàng mới bất ổn lên xuống phụ thuộc vào các chiến dịch quảng bá, dừng là đói, ấy là bất lực.

Tôi không phủ nhận hoàn toàn vai trò của quảng cáo. Nhưng nó chỉ là một giải pháp mang tầm chiến dịch, để làm "biển lặng dậy sóng" trong những trường hợp thật đặc biệt hay để mang tính thăm dò thị trường. Người ta vẫn nói "chiến lược kinh doanh", "chiến lược marketing", còn "chiến dịch quảng cáo" chứ tôi chưa nghe thấy "chiến lược" ghép với "quảng cáo" bao giờ.

Và nếu có quảng cáo phải luôn luôn tỉnh táo và tính toán rõ ràng thể hiện qua con số. Chi bao nhiêu tiền quảng cáo mang lại được bao nhiêu tiền, và bao nhiêu khách hàng mới, hay đáp ứng bao nhiêu % mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy nắm và hiểu rõ những con số đó.

Vậy, không quảng cáo thì làm gì?

Tôi vẫn kiên định với câu "hữu xạ tự nhiên hương" của các cụ. Tôi cho rằng, thay vì tháng tháng đều đặn chi một khoản nhất định cho "top 3" (trong ngoặc kép) Google, hãy để tiền đó đầu tư cho sáng tạo, hãy bù vào tăng phúc lợi cho nhân viên, kích thích sự phát triển và sự tinh tế của họ, hãy làm sao để nhân viên không phải chê trách gì về sếp, về công ty, hãy tìm cách cải thiện trải nghiệm người dùng, làm cho khách hàng nói wow, để họ trở thành cái loa tự nguyện, và hãy đầu tư vào chiếc nam châm để hút giới báo chí sẵn lòng viết bài PR cho doanh nghiệp free.

Tháng tôi chỉ chi có vài ba triệu. Có nhiều công ty lắm tiền, họ sẵn sàng bỏ tiền tỉ quảng cáo mà mặt không biến sắc, thì làm sao?

Ơ, thì kệ họ, nhìn ngó nhìn nghiêng làm gì. Mình ít tiền, nguồn lực có hạn thì mình phải dùng trí tuệ, phải có mưu để xoay xở. Vài ba triệu ấy gì, trả thêm nhân viên 1 triệu, áp thêm chỉ tiêu công việc, hoặc tuyển đứa giỏi hơn về làm :))).

Ok, công ty tôi đã cố gắng hết sức rồi mà vẫn không có đủ sáng tạo, sản phẩm không thể nổi bật hơn, nhân viên không kiếm được ai hơn, blah blah, nên ...

Khổ, vậy nên mới gọi là bất lực! Hừ.

19 tháng 5, 2013

Chiến lược tổng thể nhân cách hoá thương hiệu trên truyền thông xã hội

Người ta có đang nghĩ bạn là cỗ máy làm tiếp thị?

humanizing your brand 
Khi bạn đang di chuyển trên lộ trình inbound marketing, nhiều thuật ngữ sẽ ném trên đường đi. Bao nhiêu lần bạn nghe đến "blog cho doanh nghiệp", "trên đầu phễu", "chiến lược truyền thông xã hội" hoặc "thương hiệu doanh nghiệp"? Việc hiểu các thuật ngữ này và cách đưa hiểu biết thành hành động không bao giờ dễ dàng.
Có ở đâu mà hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn khi chia sẻ bộ nhận diện thương hiệu mà không làm hỗn loạn những người theo dõi truyền thông xã hội của họ. Trong khi có nhiều bước bạn có thể theo để nhân cách hoá thương hiệu của bạn, mục tiêu chính của bạn nên là sự gắn kết. Nói chuyện với người tiêu dùng và lắng nghe những gì bạn nói là cách dễ nhất để phát triển và khai thác những mối dây có thể dẫn đến mua hàng trong tương lai. Hơn thế, bạn vẫn có công việc sinh ra dành cho bạn. Hãy cùng xem một vài cách nhân cách hoá thương hiệu của bạn để khách hàng cảm nhận được sự kết nối:

1. Cá nhân hoá doanh nghiệp

Khi nhiều khách hàng muốn biết một công ty nghiêm túc khi nhắc đến sản phẩm hoặc dịch vụ, họ cũng muốn biết những người chịu trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ đó. Nếu bạn cho nhân viên cơ hội toả sáng, khách hàng mục tiêu sẽ dễ nhận ra được những người tạo nên công ty bạn. Chúng tôi đều muốn biết ai phát triển phần mềm mới nhất, các sản phẩm làm đẹp, cái quần bò này, hay ứng dụng iPhone này là người bằng xương bằng thịt với cùng sở thích, suy nghĩ và mối quan tâm. Chúng tôi sẽ dễ tin tưởng sản phẩm của bạn hơn vì chúng tôi tin nhân viên của bạn. 
Image Credit by Hubspot


2. Tránh những Srs Bsns trên truyền thông xã hội

(Srs Bsn ~ 'Serious Business')
Nếu bạn không thể nghĩ vượt qua những con số, phân tích, mục tiêu cuối cùng, đừng cố gắng tương tác với khách hàng. Họ sẽ không quan tâm đến các hoạt động kế toán của bạn; họ chỉ muốn biết sản phẩm của bạn hoạt động hoàn hảo. Sự ngắt kết nối sẽ không mang lại điều tốt đẹp cho bạn trên truyền thông xã hội, và sẽ càng đào sâu khoảng cách giữa bạn và người dùng. Thay vào đó, tách các vị điều hành khỏi truyền thông xã hội khi cần. Chúng tôi không nói các bạn không có khiếu hài hước hoặc kết nối với người tiêu dùng - nếu bạn có, hãy thoải mái thể hiện - nhưng bạn nên biết hình ảnh mà công ty bạn sẽ dự báo trước nếu các chiến dịch xã hội không thể tương tác cá nhân.

3. Chia sẻ nội dung từ những người khác

Dù khách hàng không thực sự cần thiết biết những chi tiết mang tính bí mật trong kinh doanh, họ muốn biết công ty của bạn liệu có phải hàng đầu trong lĩnh vực. Bạn có thể làm rõ với nội dung của bạn. Chia sẻ sự thật thú vị, video, tin tức trong ngành - nhiều nội dung áp dụng cho việc kinh doanh của bạn và tiểu sử truyền thông xã hội của bạn. Bằng việc ghi nhận những người khác trong ngành, bạn tạo niềm tin với khách hàng, những người thường chỉ muốn họ có những lựa chọn.

4. Nói chuyện

Nếu chiến lưc truyền thông xã hội không có những phản hồi, bạn đang lãng phí. Không có tương tác, bạn chđang thao thao bất tuyệt. Bạn có thể giống cái máy, và chính xác đó là những gì khách hàng tiềm năng sẽ nhìn bạn. Nếu bạn không tự nhiên với những lời khen đểu, không biết chấp nhận chỉ trích, hoặc ghi nhận những câu cảm ơn đến rụng tim, bạn có thđang cần ai đó quản lý các tài khoản truyền thông xã hội của bạn.

5. Đặt một khuôn mặt vào cái tên

Nhiều công ty gắn thương hiệu chặt chẽ với các tài khoản truyền thông xã hội nhưng quên yếu tố con người. Vâng, người mua sẽ nhận ra logo và slogan của bạn, nhưng sự kết nối với một con người thực sự có thể chưa bao giờ xuất hiện với họ. Bằng việc kết nối tài khoản truyền thông xã hội với các nhân viên, người mua sẽ bắt đầu thấy rằng những người thực sự có tác động đến sản phẩm và dịch vụ. Hãy thử hình ảnh của vị CEO công ty hoặc Giám  đốc truyền thông xã hội thay vì logo của công ty trên trang Twitter, Facebook và LinkedIn.
 
đặt tên vào thương hiệu
Image credit by Hubspot

6. Cho một cái nhìn vào nội b

Chia sẻ nội dung không nên khó khăn. Bạn muốn gắn kết và thông tin, nhưng nhiều khi bạn chỉ cần mở cánh của mở rộng và cho người ta nhìn vào. Thđăng video về các hoạt động sôi nổi của công ty bạn, một chuyến du lịch hoặc cuộc thi hát, hoặc ảnh của cuộc thi trang trí văn phòng công ty bạn mới tổ chức. Để khách hàng yên tâm rằng nhân viên của bạn chgiống như bao người.

7. Đề dành thời gian để nói chuyện

Bạn bận rộn, chúng tôi biết. Tuy nhiên, khách hàng muốn nghe từ bạn. Bạn đã tạo ra sản phẩm của bạn như thế nào? Bạn hi vọng đạt được điều gì với nó? Bạn hi vọng mọi người nhìn nhận thương hiệu bạn ra sao? Bạn có thể cho câu trả lời cho chúng và nhiều câu hỏi khác qua các buổi tán gẫu Twitter hoặc mdiễn đàn hỏi đáp trên Facebook. Khách hàng sẽ thích cơ hội phỏng vấn bạn. Họ sẽ cảm thấy đặc biệt, và hiểu biết.

8. Thừa nhận khi bạn sai

Một điều sẽ thực sự khiến bạn khác biệt các cong ty khác trên Twitter hay Facebook là khả năng thừa nhận sai lầm. Các cuộc khủng hoảng truyền thông sẽ có hại nghiêm trọng đến công ty lựa chọn trốn tránh tình hình trên truyền thông xã hội thay vì đối mặt trực diện. Có thể liệt kê ra, bắt đầu từ trường hợp của Applebee’s và không bao giờ kết thúc, nhưng bài học thực sự là thừa nhận, xin lỗi và tìm một vòng quay tích cực. Bạn có thể mất mặt, nhưng bạn cứu được khách hàng.

Có cơ hội tốt bạn đã nhận ra nhiều công ty trên Twitter, Facebook và LinkedIn đã phá vỡ các quy tắc. Nhiều khi cách dễ nhất để học chỉ là xem người khác mắc sai lầm trước. Điều quan trọng nhất bạn cần nhrằng khách hàng là người thực, và họ muốn biết bạn là ai. Nếu bạn nhđiều đó trong tâm trí và chuẩn bị xin lỗi khi bạn sai lầm, bạn sẽ thành công trong việc nhân cách hoá thương hiệu của bạn nhanh chóng. 

Có gì sai với các marketer Việt Nam không? Đưa mặt sếp nhớn lên ảnh profile. LOL! ~^^~

Nguồn:
http://www.inboundmarketingagents.com/inbound-marketing-agents-blog/bid/290701/A-Comprehensive-Strategy-for-Humanizing-Your-Brand-on-Social-Media


Thanks Bro.Binh Nguyen for sharing the article.