Hiển thị các bài đăng có nhãn tự động hóa marketing. Hiển thị tất cả bài đăng

15 tháng 5, 2014

Mô hình 9 bước giữ chân khách hàng tự động

Email Marketing vẫn đang là 1 trong một số (không nhiều) những lĩnh vực tôi quan tâm, bản thân tôi cũng đang phụ trách mảng newsletter qua email của công ty. Dù ngày trước lý thuyết "đầy mình", tôi không thể tránh khỏi những khó khăn khi tiếp cận vấn đề trên góc độ một nhân viên marketing làm việc tại 1 doanh nghiệp cụ thể, ngành nghề cụ thể. Thật khó để biến những lý thuyết kia thành thực tiễn, và hệ thống hóa những vấn đề trong thực tế thành một khối tổng thể.
Thật sự rất muốn viết ra cái gì đó "của chính tôi", nhưng rồi chẳng biết bao giờ mới viết đc. Thì giờ cứ lại phải vay mượn.

Tôi tìm thấy bài này khi đang tìm giải pháp đồng bộ hóa và tự động hóa tối ưu cho hệ thống email khách hàng của công ty. Thật ra thì vẫn chưa đọc hết bài đâu, nhưng lại thôi thúc phải đăng được bài đó lên blog này, để có dịp nghiền ngẫm kỹ hơn, và hình dung kỹ hơn sự liên quan giữa mô hình đối với sản phẩm/lĩnh vực của công ty tôi, một công ty về TMĐT B2B.

Thật ra thì bài viết này xuất phát từ một công ty cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ (??), nhưng được cái mục tiêu bên này cũng là phát huy tác dụng gộp giữa 1 nền tảng TMĐT và 1 phần mềm email marketing. Thế cũng được. Về mặt lý thuyết đa phần giống nhau.

Nguyên văn tiêu đề: Windsor Circle 9 Pillars of Retention Automation, tạm dịch sang thành "9 bước giữ chân khách hàng tự động".

Mỗi bước là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của khách hàng, cảm giác cũng tương tự như cơ sở 4 hoạt động của Inbound marketing

Bước 1: Hiểu biết khách hàng
Bằng các công cụ đo lường phân tích, dựa trên lịch sử mua hàng, nguồn truy cập và các dữ liệu khác để xác định các đối tượng khách hàng lý tưởng và các phân khúc khách hàng quan trọng.
Các thước đo quan trọng gồm Giá trị đặt hàng trung bình, Gía trị CLV (Customer Lifetime Value?) , và Latency - đo liên tục qua thời gian, và đo giữa các segment khác nhau.

Bước 2: Tạo kết nối
Liên tục nỗ lực để thu thập những người đăng ký và khách hàng, và bắt buộc phải có được "Sự cho phép để duy trì".
Mình phải chủ động kết nối với họ trước, thông qua các mẫu đăng ký thu hút, chia sẻ, kêu gọi đăng ký qua email, mạng xã hội và trên website để khách hàng "opt-in" và tạo điều kiện cho tiếp thị dựa trên sự cho phép (permission based marketing).
Tiếp đó, công ty có thể sử dụng các chuỗi thư chào mời được gửi tự động đến những người mới theo dõi, những khách hàng mới, để bắt đầu gây dựng mối quan hệ ban đầu giữa khách hàng với thương hiệu và nảy nở niềm tin của họ đối với doanh nghiệp.

Bước 3: Cảm ơn khách hàng
Đưa những khách hàng đã mua 1 lần thành khách hàng mua lại, mua thường xuyên và cuối cùng trở thành khách hàng trung thành. Khi đó chúng ta cần liên tục cảm ơn khách hàng. Bằng cách nào?
Hãy nghĩ đến việc tạo một chuỗi thư cảm ơn sau khi mua hàng được gửi tự động dựa trên dữ liệu lịch sử mua hàng của họ.
Thậm chí, chúng ta còn có thể tính toán và đề xuất những khoản chiết khấu để kích thích khách hàng mua lại lần sau, rồi lần sau nữa.

Bước 4: Tri ân những khách hàng tốt nhất
Những khách hàng tốt nhất là những người mua gần nhất, thường xuyên nhất và với giá trị lớn nhất. Họ có thể chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng lại mang lại phần doanh thu lớn nhất cho công ty chúng ta.
Hãy thực hiện những phép phân tích RFM (recency-frequency-money) để tiến hành tri ân những khách hàng tốt nhất một-cách-tự-động.

Bước 5: Tạo thuận lợi để khách mua nhiều hơn
Dựa vào tính chất sản phẩm và dữ liệu lịch sử mua hàng, chúng ta có thể đưa ra những lời gợi ý sản phẩm thông minh, được cá nhân hóa qua email, xác định những sản phẩm khách hàng nên đặt hàng lần nữa, tạo các Replenishment email phù hợp hoặc tìm các đơn vị có thể bán chéo tự động dựa trên các sản phẩm mua gần đây.

Bước 6: "Cứu vãn" những khách hàng đang dao động
Những người đã từng mua rất nhiều, mua thường xuyên, nhưng gần đây lại không mua nữa chính là những khách hàng tốt nhất mà ta đang có nguy cơ mất đi và gọi họ là Churning Customers. Hãy vận dụng tối đa các dữ kiện về điểm trung thành (dịch từ retention score không rõ có đúng ý không), độ trễ và dữ liệu lịch sử mua hàng để châm ngòi cho một bức Win Back email gửi tự động để họ quay về và tiếp tục sự trung thành của họ.

Bước 7: Tạo ra những nhà truyền giáo
Có những người không hay mua, giá trị mua hàng không lớn, nhưng họ lại là những người sẵn sàng ủng hộ và giới thiệu cho chúng ta, giúp chúng ta củng cố thương hiệu, giúp thương hiệu có thể bán được chính nó (sell itself)
Hãy nhận diện họ và khai thác họ bằng các bảng khảo sát được châm ngòi, yêu cầu đánh giá cũng như các chiến dịch khác có thể giúp xác định và thưởng cho những người đó.

Bước 8: Lắng nghe khách hàng
Liên tục lắng nghe khách hàng, những người chúng ta đang tăng cường tiếp thị tới, sử dụng các bảng thăm dò ý kiến, nghiên cứu thị trường, bản phân tích dữ liệu, v.v.
Có được sự thấu hiểu hành vi khách hàng, từ đó tự động hóa các hoạt động tương tác tiếp theo với khách hàng trên các bối cảnh và các xu hướng để làm tiền đề cho hoạt động tiếp thị, quản lý kho hàng, dịch vụ khách hàng, v.v.
(Phần này hình như trừu tượng )

Bước 9: Tóm lấy những khách hàng có thể giữ chân
Những người kinh doanh giỏi có thể dùng dữ liệu để xác định kênh tiếp thị hiệu quả nhất mang lại các khách hàng tốt nhất.
Hãy tìm ra mối tương quan giữa các nguồn truy cập khác nhau (nhờ Google Analytics) và hành vi mua hàng. Khách hàng tốt nhất của chúng ta tới từ đâu? Những sản phẩm nào là một phần giữ chân khách hàng, hay phiếu mua hàng nào dẫn tới môt CLV cao? Bắt lấy họ, Giữ lại. Rồi tiếp theo bắt tiếp những người khác nữa.

Bài viết gốc thực ra đang tự quảng cáo cho các tính năng trong công cụ của họ (ngày 22/6/2014: link gốc đã gỡ bỏ do yêu cầu của bên kia, quái sao có tận 100 cái backlink từ site của mình về site họ trong khi mình chỉ chèn có 1 cái vào đây. =.= )

Bạn có đồng ý rằng giờ chúng ta đang không thiếu loại công cụ, không thiếu tài nguyên để thực hiện tự động hóa các khâu để giữ chân khách hàng. Nhưng cách chúng ta đọc dữ liệu và sử dụng công cụ hợp lý thì phức tạp hơn nhiều.

Cần làm thế nào nhỉ?
Hi vọng 9 trụ cột (pillar dịch sang tiếng việt là trụ cột - nghe hơi gượng sao) này sẽ cho tôi ý tưởng nào đó bật lên trong giấc ngủ.



7 tháng 11, 2012

5 ý tưởng nội dung để tự động hóa marketing B2B ở "giữa phễu"

nuôi dưỡng khách hàng tiềm năngTrong Inbound marketing, nếu như đoạn đầu phễu giúp đưa người dùng vào website thì đoạn giữa phễu giúp chuyển đổi (convert) khách ghé thăm website (visitors) thành khách hàng tiềm năng (leads) và khách hàng hiện tại (customers). Tại đây, bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp các nội dung đã được tùy biến và tự động hóa marketing (marketing automation) thông qua hệ thống CTA, trang đích và email marketing. Để nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, những nội dung của bạn phải nhắm trúng mong muốn của khách hàng và giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề họ đang gặp phải.

Trong bài viết này, VietInbound sẽ gợi mở một số ý tưởng nội dung cho các marketer B2B có thể bổ sung vào chiến dịch nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của mình.

Bài học tình huống

Các bài học tình huống điểm tô cách mà một công ty hay một khách hàng khác sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn để đạt được mục tiêu tương tự như mục tiêu/cảm hứng của khách hàng mà bạn đang nhắm tới. Các bài học tình huống là công cụ hữu hiệu để nuôi dưỡng khách hàng và giúp khách hàng hiểu làm thế nào sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cải thiện kinh doanh hay cuộc sống của một con người.

Video

Video là cách khác để tóm được mối quan tâm của người mua B2B với thông tin hữu ích. Vì chúng cần thời gian theo dõi nhiều hơn trên máy tính, chúng rất phù hợp cho khúc giữa của chiếc phễu. Video có thể đơn giản là thông tin, hoặc đơn giản là thông điệp marketing giúp khách hàng nhớ về sản phẩm/dịch vụ trong những lần mua hàng tiếp theo. Hầu hết các video thành công là sự kết hợp của cả 2: trình bày sản phẩm trong quá trình sử dụng và mô tả cách sử dụng nó.

Hướng dẫn cho người mua và Bộ công cụ thành công

Thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm của bạn tốt hơn các sản phẩm khác và hướng dẫn cho khách hàng tiềm năng cách sử dụng là chìa khóa quan trọng để mở lối cho người dùng đi tiếp xuống đáy phễu. Hướng dẫn cho người mua giải thích tất cả các tính năng đi cùng sản phẩm/dịch vụ của các công ty và cho phép các khách hàng tiềm năng biết điều gì cần xem xét khi mua hàng. Bộ công cụ thành công được cung cấp để thông báo với khách hàng cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ và đạt được mục tiêu của họ. Những bộ công cụ này thường được cung cấp miễn phí cho các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Đánh giá và Chứng thực

Hầu hết người dùng B2B hiện nay đều vô cùng "thông thái". Họ đọc các đánh giá của các khách hàng khác, tìm câu trả lời trực tuyến và xem những gì khách hàng đã sử dụng sản phẩm nói gì. Điều này giúp họ ra quyết định tốt nhất cho tổ chức của họ. Khi các công ty cho phép khách hàng để lại các đánh giá, họ sẽ có khuynh hướng bán hàng dễ hơn. Những lời đánh giá bình luận làm tăng niềm tin và thuyết phục người khác mua hàng. Cũng tương tự, những lời chứng thực giúp các khách hàng tiềm năng hiểu biết rõ hơn về thương hiệu và có thêm niềm tin vào công ty. Với niềm tin đã có, công ty có thể dễ dàng xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

những câu hỏi thường gặp faqsNhững câu hỏi thường gặp

Khách hàng tiềm năng thường có rất nhiều câu hỏi mà những đánh giá và chứng thực kể trên chưa trả lời hết. Hãy gửi cho họ những câu hỏi thường gặp trên website, hoặc một bản có thể tải về của những câu hỏi đó, cho phép khách hàng tiềm năng có thể in và sử dụng khi đề xuất sản phẩm của bạn cho các thành viên khác trong tổ chức của họ.

Công ty bạn có hoạt động trong lĩnh vực B2B? Trong chiến dịch marketing nội dung của công ty bạn, bạn đã sử dụng chiến thuật nào kể trên, và bạn có biết ý tưởng nào khác nữa? Hãy để lại bình luận của bạn để chúng ta cùng trao đổi nhé. :)

______________
Một số bài đề xuất trong mục Content Marketing: