Hiển thị các bài đăng có nhãn trang đích. Hiển thị tất cả bài đăng
17 tháng 11, 2015
Cải thiện hiệu quả trang đích [Slideshare]
Slide này là nhặt được từ bên sachmarketing.vn, thấy hữu ích nên bê sang đây biến thành slideshare cho dễ nhìn.
Ai muốn hiểu thêm về chủ đề này có thể đọc bài viết: Trang đích là gì
Have a good time.
Ai muốn hiểu thêm về chủ đề này có thể đọc bài viết: Trang đích là gì
Have a good time.
12 tháng 8, 2013
Trang đích là gì - làm quen với khái niệm
17:10
chuyển đổi
,
conversion rate
,
convert
,
glossary
,
khái niệm
,
landing page
,
thuật ngữ
,
trang đích
Nhờ 4 ngày về quê đón bão số 6, internet sụt sùi, thỉnh thoảng mất điện, tôi có động lực "cày xới" cuốn "The Ultimate Guide to Landing Page Optimization" của Unbounce và giờ là lúc tôi ôn lại kiến thức chép trong cuốn sổ tay. Cảm giác mình là người chăm chỉ rất chi là dễ chịu. :3
Tôi quyết định đăng "bài ôn tập" này lên blog nhằm giải quyết "cơn đói nhẹ" của một số bạn trong group iMarketer và bản thân tôi cũng muốn có thêm hiểu biết sâu sắc về chủ đề.
Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bài viết này và tải cuốn sách kia về tự nghiên cứu, vì tôi cũng chỉ tóm tắt từ sách đó và thổi thêm chút gió thôi. :D
Nếu ai đã qua sử dụng Google Analytics - công cụ phân tích website chắc cũng đã từng bắt gặp thuật ngữ này trong mục Traffic Sources -> SEO -> Landing Pages (en) hay Tất cả lưu lượng truy cập -> Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm -> Trang đích (vi)
Một landing page theo nghĩa thông thường là bất cứ trang web (web page) nào trên một website mà khách truy cập website có thể đặt chân lên (land on), thế nên nó mới được gọi là "Landing pages" (tiếng Việt dịch là "Trang đích", không phải là "Trang đặt chân")
Tuy nhiên trong marketing và quảng cáo trực tuyến, landing page hơi khác một chút, không còn là 1 trang web trong hệ thống website mà là một trang web đứng một mình (standalone web page), tách hẳn với website chính, được thiết kế với mục tiêu trọng tâm duy nhất mà chiến dịch marketing/quảng cáo đặt ra, nhằm hướng khán giả vào một hành động cụ thể.
Để đưa bạn tới trang đích, người làm marketer có thể dùng bất cứ công cụ marketing quen thuộc: SEO, PPC, truyền thông xã hội, v.v. để khán giả mục tiêu, có nhu cầu phù hợp có thể tìm thấy, truy cập và thực hiện hành động được người làm marketing mong muốn.
Bạn có thể ngạc nhiên nếu lúc nào đó bắt gặp một trang đích giới thiệu về một sản phẩm của một công ty nhưng không đặt trên domain và website chính thức của công ty đó và nghi ngờ độ tin cậy của thông tin trên đó, e ngại nhập email và thông tin cá nhân vào biểu mẫu chuyển đổi. Nhưng đó là hiện tượng bình thường ở một số mạng tiếp thị liên kết.
Trong inbound marketing, landing page là một thành tố quan trọng để chuyển đổi khách truy cập (visitors) thành nhân mối (leads). Để nắm rõ hơn được ý này, mời bạn ngắm lại bức hình màu cam rất đẹp trong bài Inbound Marketing là gì. Vâng, landing page rất liên quan đến inbound marketing, nên nó đang được tặng một chiếc ghế trang trọng trong blog VietInbound.
Và bạn cũng có thể biết trang chủ của nhiều website cũng có mẫu đăng ký email hay nút kêu gọi dùng thử y hệt như vậy.
Landing page vs Homepage: khác gì nhau? Tất nhiên 2 khái niệm đó không thể là 1.
Câu trả lời là: Landing page mang lại tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) cao hơn Homepage rất nhiều.
Vì Trang chủ website thường là một trong hệ thống các trang web liên kết với nhau, có thể điều hướng qua nhau: từ Giới thiệu, Sản phẩm, Liên hệ, Blog, v.v., người dùng có nhiều lựa chọn đi tiếp thay vì việc click vào nút CTA chính để đọc thêm về dịch vụ, cho dù CTA đó có nằm to nổi bật như thế nào ở chính giữa website. Hậu quả là loãng thông điệp, giảm tỉ lệ chuyển đổi.
Các liên kết không dẫn tới mục tiêu chuyển đổi gọi là "conversion leak"
Trong khí đó, Landing page là trang web đứng 1 mình, nó đã gỡ bỏ đi các thành phần điều hướng, liên kết ngoài mà chỉ tập trung vào kêu gọi hành động chính, CTA duy nhất, nó giúp tránh tình trạng người dùng bị xao nhãng khỏi mục đích quan trọng nhất của trang.
Một thống kê của unbound cho thấy. Trung bình một trang đích có 1 liên kết đi ra - và một trang chủ có đến 14 liên kết đi ra (thế là chỉ còn 1/14 cơ hội chuyển đổi so với trang đích)
1. Tiêu đề - Headline
Là nội dung to, nổi bật trên cùng trang web nói rõ cho khán giả thấy được "trong này có gì"
Thông thường headline này chính là thẻ title trong trang web, và nếu bạn muốn xếp hạng trên kết quả tìm kiếm, headline nên chứa từ khóa quan trọng mà bạn muốn xếp hạng.
Nếu headline không truyền tải được hết mục đích chính của trang đích, bạn có thể thêm dòng subheadline nhỏ hơn ở dưới.
2. Ảnh minh họa - Hero Shot
Là ảnh minh họa cho nội dung được đề cập trới trong trang đích: bìa cuốn sách, thumbnail của một webinar theo yêu cầu, hoặc cái gì gì đó. Một hình ảnh nói được nghìn từ, nó sẽ hiện hình thu nhỏ nếu bạn chia liên kết trên các MXH, nó có thể cho phép bạn chia sẻ trang đích này lên Pinterest để phát tán nội dung.
3. Thông báo lợi ích - Benefit Statement
Nếu người dùng thực hiện hành động gì đó, họ sẽ được nhận lại gì?
Chức năng của phần này là thuyết phục, giáo dục người dùng có thêm hiểu biết và sự tin cậy để hành động. Tuy nhiên bạn không nên viết dài lê thê tràng giang đại hải mà cần tóm tắt ngắn gọn, cô đọng. Thường thì 3-5 gạch đầu dòng thì đẹp.
4. Biểu mẫu - Form
Là khu vực để người dùng điền các thông tin như email, tên, nghề nghiệp ... để công ty có thể thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho việc tiếp thị và kết nối với khách hàng tiềm năng.
5. Kêu gọi hành động - Call To Action hay CTA
Là một nút bạn muốn hướng người dùng bấm vào để thực hiện một hành động.
6. Tín hiệu tin cậy - Trust Indicators
Đôi khi những thông báo lợi ích ở mục 3 vẫn chưa đủ để thuyết phục khách hàng. Bạn cần có thêm những ý kiến tích cực khách hàng, những logo biểu tượng của bên thứ 3 xác thực uy tín của trang web mà khách hàng đang xem, v.v.
7. Trang hậu chuyển đổi - Post Conversion Page
Nút này xuất hiện sau khi bạn đã click vào CTA và chuyển tới trang tiếp theo. Ví dụ nút chia sẻ thông tin lên các mạng xã hội (nếu bạn đưa nó vào trang đích, người dùng có thể bị xao nhãng mà quên bấm vào CTA), hoặc các gợi ý chuyển đổi sâu hơn, ví dụ sau khi tải một cuốn sách về chủ đề landing page thì có một gợi ý dùng thử miễn phí phần mềm tối ưu hóa trang đích hoặc đề nghị liên hệ để phân tích trang đích.
Một trang đích có thể không cần xuất hiện hết những thành phần này. Thường thì thành phần quan trọng nhất mà bạn lên làm nổi bật trên trang đích là Tiêu đề (nhằm thu hút người đọc theo dõi tiếp) và Kêu gọi hành động (trực tiếp tạo ra sự chuyển đổi). Bạn có thể thêm bớt, thay đổi, sắp xếp vị trí các yếu tố linh hoạt để có được trang đích tối ưu nhất phục vụ cho mục tiêu của bạn.
Tất cả công việc đó nằm trong hoạt động Tối ưu hóa trang đích - Landing Page Optimization (hay LPO), phần này khá phức tạp mà tôi đọc cuốn LPO trên kia chưa được thỏa mãn cho lắm, cần nghiên cứu và hỏi thêm.
Trong lúc chờ đợi, các bạn có thể tham khảo một bài về trang đích:
Dù thế nào, tôi cũng hi vọng bài viết đã giúp bạn hình dung phần nào về trang đích và nhận diện được trang đích trong vô vàn các trang web mà bạn bắt gặp.
Các bạn hãy bước đầu tập phân tích các yếu tố của trang đích, đọc lời văn bản, copywriting và xem xét cách thiết kế của trang đích. Đó là cách tốt nhất để các khái niệm và tư duy ngấm sâu vào bạn mà không cần phải đọc quá nhiều ebook và blog lý thuyết kiểu này.
^_^
----------------------
Kết thúc bài viết hôm nay, cho tôi tặng các bạn độc giả một trò chơi nhỏ và nhảm (nhớ đọc hết các bước trước khi thực hiện)
Chúc bạn có những giây phút vui vẻ cùng VietInbound.
__________
Cập nhật 5:54 PM 12/8/2013 giờ Hà Đông,
- khi gõ google từ "trang đích", 10 kết quả đầu tiên có 4 kết quả (1,2,3,5) từ support google, 3 kết quả (4,6,8) của các website về seo và digital marketing Việt Nam với khía cạnh trang đích trong quảng cáo và Adwords, 1 kết quả (7) từ blog marketingtrenpinterest link màu tím (không rõ có phải do vào nhiều quá nên hiện lên không?), 1 kết quả từ facebook.com với title "Thời trang đích thực ..." và kết quả số 10 là "Trang Hạ | Đàn bà đích thực" !!!
- Khi gõ google từ "landing page", điểm qua trang 1, tôi chỉ hơi tán đồng với bài này của iNet, còn những kết quả khác có vẻ hơi lệch về góc nhìn của tôi.
Tôi quyết định đăng "bài ôn tập" này lên blog nhằm giải quyết "cơn đói nhẹ" của một số bạn trong group iMarketer và bản thân tôi cũng muốn có thêm hiểu biết sâu sắc về chủ đề.
Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bài viết này và tải cuốn sách kia về tự nghiên cứu, vì tôi cũng chỉ tóm tắt từ sách đó và thổi thêm chút gió thôi. :D
Landing Pages - LP - Trang đích là gì?
Nếu ai đã qua sử dụng Google Analytics - công cụ phân tích website chắc cũng đã từng bắt gặp thuật ngữ này trong mục Traffic Sources -> SEO -> Landing Pages (en) hay Tất cả lưu lượng truy cập -> Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm -> Trang đích (vi)
Một landing page theo nghĩa thông thường là bất cứ trang web (web page) nào trên một website mà khách truy cập website có thể đặt chân lên (land on), thế nên nó mới được gọi là "Landing pages" (tiếng Việt dịch là "Trang đích", không phải là "Trang đặt chân")
Tuy nhiên trong marketing và quảng cáo trực tuyến, landing page hơi khác một chút, không còn là 1 trang web trong hệ thống website mà là một trang web đứng một mình (standalone web page), tách hẳn với website chính, được thiết kế với mục tiêu trọng tâm duy nhất mà chiến dịch marketing/quảng cáo đặt ra, nhằm hướng khán giả vào một hành động cụ thể.
Để đưa bạn tới trang đích, người làm marketer có thể dùng bất cứ công cụ marketing quen thuộc: SEO, PPC, truyền thông xã hội, v.v. để khán giả mục tiêu, có nhu cầu phù hợp có thể tìm thấy, truy cập và thực hiện hành động được người làm marketing mong muốn.
Bạn có thể ngạc nhiên nếu lúc nào đó bắt gặp một trang đích giới thiệu về một sản phẩm của một công ty nhưng không đặt trên domain và website chính thức của công ty đó và nghi ngờ độ tin cậy của thông tin trên đó, e ngại nhập email và thông tin cá nhân vào biểu mẫu chuyển đổi. Nhưng đó là hiện tượng bình thường ở một số mạng tiếp thị liên kết.
Trong inbound marketing, landing page là một thành tố quan trọng để chuyển đổi khách truy cập (visitors) thành nhân mối (leads). Để nắm rõ hơn được ý này, mời bạn ngắm lại bức hình màu cam rất đẹp trong bài Inbound Marketing là gì. Vâng, landing page rất liên quan đến inbound marketing, nên nó đang được tặng một chiếc ghế trang trọng trong blog VietInbound.
So sánh Landing page và Homepage: tại sao nên dùng landing page chứ không phải homepage?
Nếu đã được tiếp xúc nhiều với landing page, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được nó có một cái form cho bạn cung cấp email nhằm có được một cuốn ebook, hoặc đăng ký bản tin, đại loại vậy. Hoặc trang đích cũng có thể có một loạt nút bấm đề đưa bạn đi hết 1 câu chuyện kể nhằm lèo lái đưa bạn đến quyết định dùng thử sản phẩm.Và bạn cũng có thể biết trang chủ của nhiều website cũng có mẫu đăng ký email hay nút kêu gọi dùng thử y hệt như vậy.
Landing page vs Homepage: khác gì nhau? Tất nhiên 2 khái niệm đó không thể là 1.
Câu trả lời là: Landing page mang lại tỉ lệ chuyển đổi (conversion rate) cao hơn Homepage rất nhiều.
Vì Trang chủ website thường là một trong hệ thống các trang web liên kết với nhau, có thể điều hướng qua nhau: từ Giới thiệu, Sản phẩm, Liên hệ, Blog, v.v., người dùng có nhiều lựa chọn đi tiếp thay vì việc click vào nút CTA chính để đọc thêm về dịch vụ, cho dù CTA đó có nằm to nổi bật như thế nào ở chính giữa website. Hậu quả là loãng thông điệp, giảm tỉ lệ chuyển đổi.
Các liên kết không dẫn tới mục tiêu chuyển đổi gọi là "conversion leak"
Trong khí đó, Landing page là trang web đứng 1 mình, nó đã gỡ bỏ đi các thành phần điều hướng, liên kết ngoài mà chỉ tập trung vào kêu gọi hành động chính, CTA duy nhất, nó giúp tránh tình trạng người dùng bị xao nhãng khỏi mục đích quan trọng nhất của trang.
Một thống kê của unbound cho thấy. Trung bình một trang đích có 1 liên kết đi ra - và một trang chủ có đến 14 liên kết đi ra (thế là chỉ còn 1/14 cơ hội chuyển đổi so với trang đích)
Một trang đích gọi-là-đầy-đủ gồm 7 phần:
1. Tiêu đề - HeadlineLà nội dung to, nổi bật trên cùng trang web nói rõ cho khán giả thấy được "trong này có gì"
Thông thường headline này chính là thẻ title trong trang web, và nếu bạn muốn xếp hạng trên kết quả tìm kiếm, headline nên chứa từ khóa quan trọng mà bạn muốn xếp hạng.
Nếu headline không truyền tải được hết mục đích chính của trang đích, bạn có thể thêm dòng subheadline nhỏ hơn ở dưới.
2. Ảnh minh họa - Hero Shot
Là ảnh minh họa cho nội dung được đề cập trới trong trang đích: bìa cuốn sách, thumbnail của một webinar theo yêu cầu, hoặc cái gì gì đó. Một hình ảnh nói được nghìn từ, nó sẽ hiện hình thu nhỏ nếu bạn chia liên kết trên các MXH, nó có thể cho phép bạn chia sẻ trang đích này lên Pinterest để phát tán nội dung.
3. Thông báo lợi ích - Benefit Statement
Nếu người dùng thực hiện hành động gì đó, họ sẽ được nhận lại gì?
Chức năng của phần này là thuyết phục, giáo dục người dùng có thêm hiểu biết và sự tin cậy để hành động. Tuy nhiên bạn không nên viết dài lê thê tràng giang đại hải mà cần tóm tắt ngắn gọn, cô đọng. Thường thì 3-5 gạch đầu dòng thì đẹp.
4. Biểu mẫu - Form
Là khu vực để người dùng điền các thông tin như email, tên, nghề nghiệp ... để công ty có thể thu thập dữ liệu nhằm phục vụ cho việc tiếp thị và kết nối với khách hàng tiềm năng.
5. Kêu gọi hành động - Call To Action hay CTA
Là một nút bạn muốn hướng người dùng bấm vào để thực hiện một hành động.
6. Tín hiệu tin cậy - Trust Indicators
Đôi khi những thông báo lợi ích ở mục 3 vẫn chưa đủ để thuyết phục khách hàng. Bạn cần có thêm những ý kiến tích cực khách hàng, những logo biểu tượng của bên thứ 3 xác thực uy tín của trang web mà khách hàng đang xem, v.v.
7. Trang hậu chuyển đổi - Post Conversion Page
Nút này xuất hiện sau khi bạn đã click vào CTA và chuyển tới trang tiếp theo. Ví dụ nút chia sẻ thông tin lên các mạng xã hội (nếu bạn đưa nó vào trang đích, người dùng có thể bị xao nhãng mà quên bấm vào CTA), hoặc các gợi ý chuyển đổi sâu hơn, ví dụ sau khi tải một cuốn sách về chủ đề landing page thì có một gợi ý dùng thử miễn phí phần mềm tối ưu hóa trang đích hoặc đề nghị liên hệ để phân tích trang đích.
Một trang đích có thể không cần xuất hiện hết những thành phần này. Thường thì thành phần quan trọng nhất mà bạn lên làm nổi bật trên trang đích là Tiêu đề (nhằm thu hút người đọc theo dõi tiếp) và Kêu gọi hành động (trực tiếp tạo ra sự chuyển đổi). Bạn có thể thêm bớt, thay đổi, sắp xếp vị trí các yếu tố linh hoạt để có được trang đích tối ưu nhất phục vụ cho mục tiêu của bạn.
Tất cả công việc đó nằm trong hoạt động Tối ưu hóa trang đích - Landing Page Optimization (hay LPO), phần này khá phức tạp mà tôi đọc cuốn LPO trên kia chưa được thỏa mãn cho lắm, cần nghiên cứu và hỏi thêm.
Trong lúc chờ đợi, các bạn có thể tham khảo một bài về trang đích:
Dù thế nào, tôi cũng hi vọng bài viết đã giúp bạn hình dung phần nào về trang đích và nhận diện được trang đích trong vô vàn các trang web mà bạn bắt gặp.
Các bạn hãy bước đầu tập phân tích các yếu tố của trang đích, đọc lời văn bản, copywriting và xem xét cách thiết kế của trang đích. Đó là cách tốt nhất để các khái niệm và tư duy ngấm sâu vào bạn mà không cần phải đọc quá nhiều ebook và blog lý thuyết kiểu này.
^_^
----------------------
Kết thúc bài viết hôm nay, cho tôi tặng các bạn độc giả một trò chơi nhỏ và nhảm (nhớ đọc hết các bước trước khi thực hiện)
Chúc bạn có những giây phút vui vẻ cùng VietInbound.
__________
Cập nhật 5:54 PM 12/8/2013 giờ Hà Đông,
- khi gõ google từ "trang đích", 10 kết quả đầu tiên có 4 kết quả (1,2,3,5) từ support google, 3 kết quả (4,6,8) của các website về seo và digital marketing Việt Nam với khía cạnh trang đích trong quảng cáo và Adwords, 1 kết quả (7) từ blog marketingtrenpinterest link màu tím (không rõ có phải do vào nhiều quá nên hiện lên không?), 1 kết quả từ facebook.com với title "Thời trang đích thực ..." và kết quả số 10 là "Trang Hạ | Đàn bà đích thực" !!!
- Khi gõ google từ "landing page", điểm qua trang 1, tôi chỉ hơi tán đồng với bài này của iNet, còn những kết quả khác có vẻ hơi lệch về góc nhìn của tôi.
14 tháng 12, 2012
11 mẹo xây dựng trang đích đơn giản
Các trang đích và form dẫn lead đi kèm là 2 trong số những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra lead. Nếu không có chúng, marketer sẽ rất khó chuyển đổi khách ghé thăm thành lead - và tạo ra sự tái chuyển đổi khác. Bởi vì các trang đích cho phép đưa khách ghé thăm đến những trang mục tiêu tốt hơn và tạo lead với tỉ lệ cao hơn các mẫu form trên các trang web thông thường.
Trang đích cũng tập trung vào sự chú ý của khách về một lời đề nghị nào đó, hạn chế xao nhãng bởi các thứ khác trên website. Khách ghé thăm đến với trang đích chỉ với một mục đích duy nhất: đạt được thứ đó bằng cách hoàn thành form yêu cầu.
Nhưng việc chuyển đổi khách ghé thăm thành leads, ngay cả với các trang đích, còn khó khăn hơn nhiều. Thực tế là có một số thủ thuật tốt các marketer cần nhớ khi tạo và tối ưu các trang đích.
Trong bài viết này, các marketing sẽ nắm được 11 thủ thuật hàng đầu để tạo ra các trang đích có hiệu quả chuyển đổi cao.
Còn cách nào khác để các markter có thể áp dụng để tối ưu hóa trang đích?
Bài dịch từ Hubspot
Trang đích cũng tập trung vào sự chú ý của khách về một lời đề nghị nào đó, hạn chế xao nhãng bởi các thứ khác trên website. Khách ghé thăm đến với trang đích chỉ với một mục đích duy nhất: đạt được thứ đó bằng cách hoàn thành form yêu cầu.
Nhưng việc chuyển đổi khách ghé thăm thành leads, ngay cả với các trang đích, còn khó khăn hơn nhiều. Thực tế là có một số thủ thuật tốt các marketer cần nhớ khi tạo và tối ưu các trang đích.
Trong bài viết này, các marketing sẽ nắm được 11 thủ thuật hàng đầu để tạo ra các trang đích có hiệu quả chuyển đổi cao.
1) Đảm bảo tất cả các yếu tố cần thiết của một trang đích hiệu quả
Trang đích, còn gọi là "trang hút lead", được dùng để chuyển khách ghé thăm thành lead bằng cách hoàn thành một giao dịch hay bằng cách thu thập thông tin liên lạc từ họ. Để những giao dịch này diễn ra, trang đích cần chưa các yếu tố sau:- Tiêu đề chính và tiêu đề con (tiêu đề con là tùy chọn)
- Mô tả ngắn về món đề nghị để nhấn mạnh giá trị của nó
- Ít nhất một ảnh minh họa
- Các yếu tố hỗ trợ ví dụ như lời chứng thực hay huy hiệu bảo mật (tùy chọn)
- Và quan trọng nhất là form để thu thập thông tin của khách ghé thăm.
2) Gỡ bỏ thanh điều hướng chính
Khi khách ghé thăm đã đến được trang đích, nhiệm vụ của bạn là giữ họ ở tại đó. Nếu có những liên kết trên trang cho phép khách chuyển về website của bạn, bạn sẽ có nguy cơ làm họ xao nhãng, tạo ra lead generation friction và tăng khả năng họ rời bỏ trang đó trước khi chuyển đổi. Không marketer nào muốn điều đó, vì vậy, đơn giản là hãy gỡ bỏ thanh điều hướng khỏi trang đích.3) Thống nhất giữa tiêu đề trang và CTA tương ứng
Hãy giữ thông điệp của bạn nhất quán trong cả CTA và tiêu đề trang đích. Nếu người dùng click vào CTA để được món miễn phí để rồi bị rơi vào bẫy trong trang đích, bạn sẽ bị mất uy tín với họ. Tương tự, nếu nội dung tiêu đề khác với CTA sẽ gây ra sự bối rối và khách ghé thăm sẽ có thể cho rằng CTA dẫn đến một trang khác. Giảm thiểu sự mập mờ và chắc chắn rằng trang đích thể hiện những gì bạn đã hứa trong CTA một cách nhất quan - và ngược lại.4) Nhớ rằng: Ít hơn là nhiều hơn
Nhiều người có thể đã biết cụm từ "keep it simple, stupid". áp dụng triết lý đó vào trang đích của bạn. Một trang web rườm ra thường dẫn đến việc khách ghé thăm bị rối, bị xao nhãng và quá tải. Hãy để những quảng trắng, và giữ cho văn bản cũng như hình ảnh trên trang đơn giản và đi thẳng vào vấn đề.5) Nhấn mạnh giá trị của món đề nghị
Đánh dấu những lợi ích của món đề nghị bằng một đoạn văn ngắn hoặc một vài gạch đầu dòng. Lời mô tả trang đích tốt nhất cung cấp nhiều hơn việc đơn giản chỉ liệt kê những gì có trong offer, nó cũng giúp nhấn mạnh giá trị của lời đề nghị và tạo động lực để khách ghé thăm tải về. Ví dụ thay vì "Những thông số của sản phẩm XYZ ..." hãy nói điều gì ví dụ như "Hãy khám phá tại sao XYZ có thể tăng năng suất lên 50% ..." . Nói cách khác, nhấn mạnh cách mà lời đề nghị có thể giải quyết một vấn đề, nhu cầu hoặc mối quan tâm nhất định của khách hàng mục tiêu của bạn.6) Khuyến khích chia sẻ cộng đồng
Đừng quên gắn kèm các nút chia sẻ truyền thông xã hội cho phép khách hàng tiềm năng truyền bá hình ảnh và nội dung của bạn. Để hạn chế sự lộn xộn, hãy đảm bảo chỉ kèm những nút cho những nền tảng xã hội mà khán giả của bạn sử dụng. Đừng quên thêm một lựa chọn chuyển tiếp thư điện tử vì mỗi người có một thói quen chia sẻ khác nhau. Hãy nhớ rằng cho dù những liên hệ bạn có trên các MXH không bao giờ mua của bạn, vẫn luôn luôn có một ai đó trong mạng cá nhân của họ sẽ làm điều đó.7) Tạo nhiều trang đích để có thêm nhiều lead
Theo Báo cáo Marketing Benchmarks 2012 của Hubspot, các công ty thu thập thêm 55% lead nếu tăng số trang đích từ 10 lên 15. Vấn đề đơn giản: bạn tạo ra nhiều nội dung, nhiều lời mời và nhiều trang đích hơn, bạn sẽ có nhiều cơ hội tạo lead cho công ty bạn. Có nhiều trang đích cũng có nghĩa là nhiều nội dung nhắm đích sẽ hấp dẫn nhiều buyer persona khác nhau, từ đó giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi. Để tăng số trang đích bạn có trên site, hãy đầu tư một công cụ tạo trang đích dễ sử dụng, tạo ra nhiều lời mời, biến hóa những lời mời bạn có để dành cho những khách đơn lẻ, và tái mục đích các nội dung bạn đã có.8) Hãy hỏi các thông tin bạn thực sự cần
Bạn có thể thắc mắc không hiểu bạn cần yêu cầu bao nhiêu thông tin trong form của bạn. Không có câu trả lời thần kỳ nào cho điều này, nhưng cân bằng nhất là chỉ thu thập những thông tin bạn thực sự cần để lead có chất lượng. Thường thì bạn có ít trường trên form hơn thì tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Điều này sở dĩ do với mỗi trường mới bạn thêm vào form sẽ khiến khách ghé thăm tốn nhiều công sức hơn, do đó chuyển đổi thấp hơn. Với một form dài trông có vẻ sẽ cần nhiều công đoạn và thường bị lảng tránh. Mặt khác, có nhiều trường yêu cầu, lead của bạn sẽ chất lượng hơn vì họ nghĩ lời đề nghị của bạn đáng giá đủ để đảm bảo hoàn thành form. Quan trọng nhất, bạn cần tự kiểm tra để quyết định độ dài form nào tốt nhất cho công việc kinh doanh của bạn.9) Cân nhắc "To Submit, or Not to Submit?"
Câu hỏi mà khách của bạn thường hỏi. Đó là lý do vì sao cách đơn giản mà hiệu quả để tăng tỉ lệ chuyển đổi qua form là tránh từ mặc định "Submit" trên nút form. Nghĩ mà xem, không ai muốn "trình" lên đâu cả. Thay vào đó, hãy chuyển lời phát biểu thành một lợi ích liên quan đến điều khách hàng tiềm năng sắp được nhận ví dụ "Hãy nhận lấy bộ tài liệu của bạn" hay "Tải về", "Nhận sách miễn phí cho bạn" hay "Nhận bản tin". Ngoài ra, hãy cho nút bấm to, in đậm và tô màu, hãy chắc chắn rằng nó trông giống một cái nút, chúng thường được vát mép và có vẻ click vào được.10) Giảm thiểu sự lo lắng bởi những yếu tố bảo đảm
Người ta đang dần e ngại cung cấp thông tin cá nhân hơn bao giờ hết. Điều này dễ hiểu. May mắn là có nhiều tính năng khác bạn có thể thêm vào trang đích để giảm thiểu sự lo lắng của khách ghé thăm:- Thêm một thông điệp riêng tư (hoặc một liên kết đến chính sách riêng tư của bạn) thông báo rằng địa chỉ email của khách sẽ không bị chia sẻ hay mua bán.
- Nếu form yêu cầu thông tin nhạy cảm, hãy gắn một tem bảo mật, xếp hạng BBB, hay những chứng nhận để khách hàng biết rằng thông tin của họ được an toàn bảo mật.
- Và lời chứng thực hay logo khách hàng. Cách tuyệt vời để tận dụng sự xác nhận của xã hội. Ví dụ nếu bạn đề xuất bản dùng thử sản phẩm dịch vụ của bạn, bạn có thể thêm một số chứng nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ đó.
11) Làm cho form có vẻ ngắn hơn
Đôi khi người ta không điền hết form chỉ vì nghĩ rằng nó dài và tốn thời gian. Nếu form của bạn yêu cầu nhiều trường, hãy thử làm cho chúng có vẻ ngắn hơn bằng cách điều chỉnh kiểu của nó. Ví dụ giảm khoảng trống giữa các trường hoặc đặt tiêu đề ngang với từng trường thay vì đặt bên trên. Nếu form chiếm ít không gian trên trang, khách sẽ có ấn tượng bạn đang hỏi ít hơn.Còn cách nào khác để các markter có thể áp dụng để tối ưu hóa trang đích?
Bài dịch từ Hubspot
(dở hâm ngồi dịch lúc 2 giờ sáng - gõ không nghĩ - chắc là sai chính tả nhiều lắm)
Soha-Tra từ "confusion"
/kən'fju:ʒn/
Thông dụng
Danh từ
- Sự lộn xôn, sự hỗn độn, sự rối loạn, sự hỗn loạn
- Sự mơ hồ, sự mập mờ, sự rối rắm (ý nghĩa)
- Sự lẫn lộn, sự nhầm lẫn
- Sự bối rối, sự ngượng ngập, sự xấu hổ
Chuyên ngành
Kỹ thuật chung
- rối loạn
Các từ liên quan
Từ đồng nghĩa
- noun :abashing , abashment , addling , agitation , befuddlement , befuddling , bemusement , bewilderment , blurring , chagrin , cluttering , commotion , confounding , demoralization , disarranging , discomfiting
Từ trái nghĩa
- noun :clarity , order , organization , orientation , sense , calm , composure , method , system
Xem thêm tại: Soha-Tra Từ
Thông dụng
Danh từ
- Sự lộn xôn, sự hỗn độn, sự rối loạn, sự hỗn loạn
- Sự mơ hồ, sự mập mờ, sự rối rắm (ý nghĩa)
- Sự lẫn lộn, sự nhầm lẫn
- Sự bối rối, sự ngượng ngập, sự xấu hổ
Chuyên ngành
Kỹ thuật chung
- rối loạn
Các từ liên quan
Từ đồng nghĩa
- noun :abashing , abashment , addling , agitation , befuddlement , befuddling , bemusement , bewilderment , blurring , chagrin , cluttering , commotion , confounding , demoralization , disarranging , discomfiting
Từ trái nghĩa
- noun :clarity , order , organization , orientation , sense , calm , composure , method , system
Xem thêm tại: Soha-Tra Từ
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)