14 tháng 12, 2012

11 mẹo xây dựng trang đích đơn giản

Các trang đích và form dẫn lead đi kèm là 2 trong số những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra lead. Nếu không có chúng, marketer sẽ rất khó chuyển đổi khách ghé thăm thành lead - và tạo ra sự tái chuyển đổi khác. Bởi vì các trang đích cho phép đưa khách ghé thăm đến những trang mục tiêu tốt hơn và tạo lead với tỉ lệ cao hơn các mẫu form trên các trang web thông thường.
Trang đích cũng tập trung vào sự chú ý của khách về một lời đề nghị nào đó, hạn chế xao nhãng bởi các thứ khác trên website. Khách ghé thăm đến với trang đích chỉ với một mục đích duy nhất: đạt được thứ đó bằng cách hoàn thành form yêu cầu.
Nhưng việc chuyển đổi khách ghé thăm thành leads, ngay cả với các trang đích, còn khó khăn hơn nhiều. Thực tế là có một số thủ thuật tốt các marketer cần nhớ khi tạo và tối ưu các trang đích.   

Trong bài viết này, các marketing sẽ nắm được 11 thủ thuật hàng đầu để tạo ra các trang đích có hiệu quả chuyển đổi cao.

1) Đảm bảo tất cả các yếu tố cần thiết của một trang đích hiệu quả

Trang đích, còn gọi là "trang  hút lead", được dùng để chuyển khách ghé thăm thành lead bằng cách hoàn thành một giao dịch hay bằng cách thu thập thông tin liên lạc từ họ. Để những giao dịch này diễn ra, trang đích cần chưa các yếu tố sau:
  • Tiêu đề chính và tiêu đề con (tiêu đề con là tùy chọn)
  • Mô tả ngắn về món đề nghị để nhấn mạnh giá trị của nó
  • Ít nhất một ảnh minh họa
  • Các yếu tố hỗ trợ ví dụ như lời chứng thực hay huy hiệu bảo mật (tùy chọn)
  • Và quan trọng nhất là form để thu thập thông tin của khách ghé thăm.
landing page elements

2) Gỡ bỏ thanh điều hướng chính

Khi khách ghé thăm đã đến được trang đích, nhiệm vụ của bạn là giữ họ ở tại đó. Nếu có những liên kết trên trang cho phép khách chuyển về website của bạn, bạn sẽ có nguy cơ làm họ xao nhãng, tạo ra  lead generation friction và tăng khả năng họ rời bỏ trang đó trước khi chuyển đổi. Không marketer nào muốn điều đó, vì vậy, đơn giản là hãy gỡ bỏ thanh điều hướng khỏi trang đích.
no top nav resized 600

3) Thống nhất giữa tiêu đề trang và CTA tương ứng

Hãy giữ thông điệp của bạn nhất quán trong cả CTA và tiêu đề trang đích. Nếu người dùng  click vào CTA để được món miễn phí để rồi bị rơi vào bẫy trong trang đích, bạn sẽ bị mất uy tín với họ. Tương tự, nếu nội dung tiêu đề khác với CTA sẽ gây ra sự bối rối và khách ghé thăm sẽ có thể cho rằng CTA dẫn đến một trang khác. Giảm thiểu sự mập mờ và chắc chắn rằng trang đích thể hiện những gì bạn đã hứa trong CTA một cách nhất quan - và ngược lại.
cta matching lp resized 600

4) Nhớ rằng: Ít hơn là nhiều hơn

Nhiều người có thể đã biết cụm từ "keep it simple, stupid". áp dụng triết lý đó vào trang đích của bạn. Một trang web rườm ra thường dẫn đến việc khách ghé thăm bị rối, bị xao nhãng và quá tải. Hãy để những quảng trắng, và giữ cho văn bản cũng như hình ảnh trên trang đơn giản và đi thẳng vào vấn đề.

simple lp resized 600

5) Nhấn mạnh giá trị của món đề nghị

Đánh dấu những lợi ích của món đề nghị bằng một đoạn văn ngắn hoặc một vài gạch đầu dòng. Lời mô tả trang đích tốt nhất cung cấp nhiều hơn việc đơn giản chỉ liệt kê những gì có trong offer, nó cũng giúp nhấn mạnh giá trị của lời đề nghị và tạo động lực để khách ghé thăm tải về. Ví dụ thay vì "Những thông số của sản phẩm XYZ ..." hãy nói điều gì ví dụ như "Hãy khám phá tại sao XYZ có thể tăng năng suất lên 50% ..." . Nói cách khác, nhấn mạnh cách mà lời đề nghị có thể giải quyết một vấn đề, nhu cầu hoặc mối quan tâm nhất định của khách hàng mục tiêu của bạn.

value resized 600

6) Khuyến khích chia sẻ cộng đồng

Đừng quên gắn kèm các nút chia sẻ truyền thông xã hội cho phép khách hàng tiềm năng truyền bá hình ảnh và nội dung của bạn. Để hạn chế sự lộn xộn, hãy đảm bảo chỉ kèm những nút cho những nền tảng xã hội mà khán giả của bạn sử dụng. Đừng quên thêm một lựa chọn chuyển tiếp thư điện tử vì mỗi người có một thói quen chia sẻ khác nhau. Hãy nhớ rằng cho dù những liên hệ bạn có trên các MXH không bao giờ mua của bạn, vẫn luôn luôn có một ai đó trong mạng cá nhân của họ sẽ làm điều đó.

social sharing buttons resized 600

7) Tạo nhiều trang đích để có thêm nhiều lead

Theo Báo cáo Marketing Benchmarks 2012 của Hubspot, các công ty thu thập thêm 55% lead nếu tăng số trang đích từ 10 lên 15. Vấn đề đơn giản: bạn tạo ra nhiều nội dung, nhiều lời mời và nhiều trang đích hơn, bạn sẽ có nhiều cơ hội tạo lead cho công ty bạn. Có nhiều trang đích cũng có nghĩa là nhiều nội dung nhắm đích sẽ hấp dẫn nhiều buyer persona khác nhau, từ đó giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi. Để tăng số trang đích bạn có trên site, hãy đầu tư một công cụ tạo trang đích dễ sử dụng, tạo ra nhiều lời mời, biến hóa những lời mời bạn có  để dành cho những khách đơn lẻ, và tái mục đích các nội dung bạn đã có.
more landing pages resized 600

8) Hãy hỏi các thông tin bạn thực sự cần

Bạn có thể thắc mắc không hiểu bạn cần yêu cầu bao nhiêu thông tin trong form của bạn. Không có câu trả lời thần kỳ nào cho điều này, nhưng cân bằng nhất là chỉ thu thập những thông tin bạn thực sự cần để lead có chất lượng. Thường thì bạn có ít trường trên form hơn thì tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Điều này sở dĩ do với mỗi trường mới bạn thêm vào form sẽ khiến khách ghé thăm tốn nhiều công sức hơn, do đó chuyển đổi thấp hơn. Với một form dài trông có vẻ sẽ cần nhiều công đoạn và thường bị lảng tránh. Mặt khác, có nhiều trường yêu cầu, lead của bạn sẽ chất lượng hơn vì họ nghĩ lời đề nghị của bạn đáng giá đủ để đảm bảo hoàn thành form. Quan trọng nhất, bạn cần tự kiểm tra để quyết định độ dài form nào tốt nhất cho công việc kinh doanh của bạn.
form fields required resized 600

9) Cân nhắc "To Submit, or Not to Submit?"

Câu hỏi mà khách của bạn thường hỏi. Đó là lý do vì sao cách đơn giản mà hiệu quả để tăng tỉ lệ chuyển đổi qua form là tránh từ mặc định "Submit" trên nút form. Nghĩ mà xem, không ai muốn "trình" lên đâu cả. Thay vào đó, hãy chuyển lời phát biểu thành một lợi ích liên quan đến điều khách hàng tiềm năng sắp được nhận ví dụ "Hãy nhận lấy bộ tài liệu của bạn" hay "Tải về", "Nhận sách miễn phí cho bạn" hay "Nhận bản tin". Ngoài ra, hãy cho nút bấm to, in đậm và tô màu, hãy chắc chắn rằng nó trông giống một cái nút, chúng thường được vát mép và có vẻ click vào được.
request demo submit

10) Giảm thiểu sự lo lắng bởi những yếu tố bảo đảm

Người ta  đang dần e ngại cung cấp thông tin cá nhân hơn bao giờ hết. Điều này dễ hiểu. May mắn là có nhiều tính năng khác bạn có thể thêm vào trang đích để giảm thiểu sự lo lắng của khách ghé thăm:
  • Thêm một thông điệp riêng tư (hoặc một liên kết đến chính sách riêng tư của bạn) thông báo rằng địa chỉ email của khách sẽ không bị chia sẻ hay mua bán.
  • Nếu form yêu cầu thông tin nhạy cảm, hãy gắn một tem bảo mật, xếp hạng BBB, hay những chứng nhận để khách hàng biết rằng thông tin của họ được an toàn bảo mật.
  • Và lời  chứng thực hay logo khách hàng. Cách tuyệt vời để tận dụng sự xác nhận của xã hội. Ví dụ nếu bạn đề xuất bản dùng thử sản phẩm dịch vụ của bạn, bạn có thể thêm một số chứng nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ đó.

trust seals resized 600

11) Làm cho form có vẻ ngắn hơn

Đôi khi người ta không điền hết form chỉ vì nghĩ rằng nó dài và tốn thời gian. Nếu form của bạn yêu cầu nhiều trường, hãy thử làm cho chúng có vẻ ngắn hơn bằng cách điều chỉnh kiểu của nó. Ví dụ giảm khoảng trống giữa các trường hoặc đặt tiêu đề ngang với từng trường thay vì đặt bên trên. Nếu form chiếm ít không gian trên trang, khách sẽ có ấn tượng bạn đang hỏi ít hơn.

shorter forms resized 600

Còn cách nào khác để các markter có thể áp dụng để tối ưu hóa trang đích?

Bài dịch từ Hubspot
(dở hâm ngồi dịch lúc 2 giờ sáng - gõ không nghĩ - chắc là sai chính tả nhiều lắm)

Soha-Tra từ "confusion"
              /kən'fju:ʒn/
Thông dụng
   Danh từ
    -  Sự lộn xôn, sự hỗn độn, sự rối loạn, sự hỗn loạn
    -  Sự mơ hồ, sự mập mờ, sự rối rắm (ý nghĩa)
    -  Sự lẫn lộn, sự nhầm lẫn
    -  Sự bối rối, sự ngượng ngập, sự xấu hổ
Chuyên ngành
    Kỹ thuật chung
    -  rối loạn
Các từ liên quan
   Từ đồng nghĩa
    -   noun :abashing , abashment , addling , agitation , befuddlement , befuddling , bemusement , bewilderment , blurring , chagrin , cluttering , commotion , confounding , demoralization , disarranging , discomfiting
   Từ trái nghĩa
    -   noun :clarity , order , organization , orientation , sense , calm , composure , method , system


Xem thêm tại: Soha-Tra Từ

3 tháng 12, 2012

Thought Leadership là gì

Thought Leadership ( Lãnh đạo bằng suy nghĩ)là Qúa trình hình thành những ý tưởng lớn và những quan điểm sâu sắc về về các vấn đề mà khách hàng gặp phải, nắm bắt những ý tưởng này trong nhiều phương tiện nội dung khác nhau và chia sẻ ý tưởng với những khách hàng tiềm năng và khách hàng hiên tại để soi sáng họ, tham gia đối thoại cùng họ và định vị công ty bạn như một nguồn đáng tin cậy.
“The process of formulating big ideas and insightful points of view on the issues your buyers face, capturing those ideas in multiple content vehicles and sharing the ideas with prospects and customers to enlighten them, engage them in dialogue, and position your company as a trusted resource.” (“Thought Leadership: The Next Wave of Differentiation In B2B Marketing” Jeff Ernst, Forrester)


Wikipedia (cập nhật ngày 3/12/2012) chưa đưa ra khái niệm "Thought leadership" mà có bài viết về "Thought leader"

"Thought leader is business jargon for an entity that is recognized by peers for having innovative ideas. Thought leaders often publish articles and blog posts on trends and topics influencing an industry."

"Người lãnh đạo bằng suy nghĩ (tạm dịch) là từ lóng trong kinh doanh để chỉ cá nhân được nhìn nhận là có những ý tưởng đổi mới. Những người lãnh đạo bằng suy nghĩ thường công bố những bài viết và blog về xu hướng và chủ đề có tác động đến cả một ngành nghề/lĩnh vực."

Thuật ngữ này được nhắc đến đầu tiên năm 1994 bởi Joel Kurtzman, tổng biên tập tạp chí Booz Allen Hamilton magazine, Strategy & Business. "Thought leader" được sử dụng để chỉ định các chủ thể phỏng vấn cho tạp chí đó, những người có những ý tưởng kinh doanh được chú ý. Những "người lãnh đạo bằng suy nghĩ được chỉ định đầu tiên gồm có:

  • Management thinker Charles Handy người Anh, người cải tiến ý tưởng về một "portfolio worker" và "Shamrock Organization"
  • Paul Romer, nhà kinh tế học Stanford
  • Minoru Makihara, chủ tịch Mitsubishi

Các công ty về công nghệ và tư vấn cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới cũng sử dụng thuật ngữ "thought leadership". Họ tiên phong cung cấp các tài liệu, hướng dẫn về sản phẩm dịch vụ của họ để giáo dục người dùng và tạo ra nhu cầu trong cộng đồng người dùng.

Trong quan hệ công chúng, thuật ngữ "thought leader" được sử dụng cho các lãnh đạo cộng đồng ví dụ như các chủ tịch của các CLB dịch vụ, các giám đốc của các tổ chức cựu chiến binh, của các tổ chức công dân, các CLB phụ nữ, v.v.

Đọc thêm các bài viết tiếng Anh về "thought leadership" (chủ thớt share trước đọc sau :">)
http://thoughtleadership.com/
http://www.forbes.com/sites/russprince/2012/03/16/what-is-a-thought-leader/
http://www.linkedin.com/answers/business-operations/quality-management-standards/OPS_QMA/10145-9406980


Bài viết cần bổ sung hoàn thiện. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.






Nhập dữ liệu blogspot từ blog wordpress và ngược lại


Bước 1:
Đăng nhập vào tài khoản admin Wordpress, vào Dashboard => Tools => Export và tải file xml về máy tính.

Bước 2:
Vào Wordpress2Blogger , Browse tìm đến file xml vừa lưu, bấm Convert, tải file xml tiếp theo lưu vào máy tính.

Bước 3: 
Đăng nhập vào tài khoản Blogspot, chọn mục Cài đặt => Khác => Công cụ blog => Nhập blog. Chọn file xml vừa tải về từ bước 2, gõ captcha, bấm Nhập blog,  chờ một lúc, xong Đóng lại 

Bước 4:
Vẫn trong trang quản trị blog, vào mục Bài đăng, tất cả các bài đăng vừa nhập sẽ được đưa vào mục con Đã nhập, click vào mục Đã nhập này, lựa chọn những bài muốn xuất bản, rồi bấm vào ô Xuất bản ở đầu danh sách. 

 XONG.


Lưu ý:
- Để đảm bảo tính bảo mật, không nên để file xml vào tay người khác, tốt nhất dùng xong xóa luôn.
- Tài khoản đăng nhập vào blogspot sẽ trở thành mục tác giả của các bài viết vừa nhập. 

Các lưu ý khác bạn có thể đọc chi tiết ở Wordpress2Blogger

Bonus: nếu muốn nhập ngược lại, từ blogspot sang wordpress thì dùng tool này
Blogger2Wordpress conversion utility


Cập nhật ngày 19/10/2015: 
Nếu các đường dẫn trên không vào được, các bạn có thể vào bằng link này:
http://wordpress2blogger1.appspot.com/
http://blogger2wordpress-devel.appspot.com/


Chúc các bạn thành công.

21 tháng 11, 2012

5 loại nội dung bạn nên cân nhắc sử dụng


Các chỉ dẫn và sổ trắng miễn phí có thể cần nhiều đầu tư hơn các nội dung khác, nhưng đáng để đầu tư trong nhiều lĩnh vực. Những chỉ dẫn và sổ trắng miễn phí có tác động hiệu quả trong các tình huống marketing khi một trong những mục tiêu chính của bạn là đưa leads đến với website của bạn, hay xây dựng danh sách email của bạn.


Loại nội dung khác khách hàng sử dụng để ra quyết định mua hàng là so sánh và đánh giá. Một lần nữa, các công ty lo ngại việc tạo ra những nội dung so sánh sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu bạn có thể định vị sản phẩm/ dịch vụ trở thành đứng đầu, được lên vị trí top, thì việc nhắc đến tên đối thủ cạnh tranh  có còn quan trọng không? Không hẳn.




Marketing nội dung có thể là chiến lược marketing thành công nếu được thực hiện đúng cách, và ngày càng nhiều công ty sử dụng cách này. Có nhiều loại nội dung khác nhau có thể sử dụng trong các chiến dịch marketing nội dung, nhưng nhiều khi các doanh nghiệp phải đấu tranh để tạo ra những nội dung gắn kết với khách hàng và các cỗ máy tìm kiếm.

Khi tạo ra những nội dung sử dụng trong content marketing, điều quan trọng cần phải xác định cả chủ đề nội dung và dạng thức trình bày nội dung. Hãy chắc chắn cả 2 đều phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, một video ngắn có thể hữu hiệu với đối tượng khách hàng mục tiêu này, nhưng một sách trắng lại có thể giúp giao tiếp với đối tượng khách hàng khác tốt hơn.
Khi brainstorm các ý tưởng marketing nội dung, hãy tự hỏi:
  • Khách hàng thường hỏi những câu hỏi gì về sản phẩm dịch vụ của chúng ta?
  • Nội dung nào tôi có thể cung cấp cho khách hàng để giúp định vị doanh nghiệp của tôi như người dẫn đầu thị trường?
  • Nội dung nào khách hàng của tôi muốn hoặc cần để đưa ra quyết định?
Bằng việc trả lời những câu hỏi này, bạn sẽ bắt đầu gợi mở những nội dung có thể hữu ích với khách hàng của bạn. Bây giờ, việc của bạn là cung cấp những nội dung đó cho khách hàng, ghi nhớ việc nghiên cứu từ khóa và dưới hình thức có thể tương tác và dễ dàng tiếp thu.

Tuy nhiên, có những loại nội dung nhiều doanh nghiệp dường như đang cố gắng tránh.  Hãy cân nhắc những loại nội dung đó, bạn có thể nghĩ là ko nên, nhưng thực tế là bạn nên áp dụng:


5-content-types-pricing-cost1. Gía cả, chi phí

Nếu bạn nghiên cứu từ khóa về sản phẩm/dịch vụ của bạn, có thể bạn sẽ bắt gặp những dữ liệu chỉ ra rằng người ta đang tìm kiếm thông tin về chi phí và giá cả.

Con người luôn tìm kiếm giá cả và sẽ không đưa ra quyết định một khi họ chưa tìm thấy.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sợ việc tiết lộ giá cả và chi phí, cho rằng khách hàng yêu cầu giá cả chính xác. Thực tế hầu như không phải như thế.

Bạn không cần thiết phải đưa chi phí chính xác cho sản phẩm dịch vụ trong blog hoặc trong trang đích của bạn để nói về giá cả. Thay vào đó, hãy chỉ ra giá bằng việc ghi một khoảng, hay một giá trị ước lượng. Bạn cần phải cung cấp cho khách hàng thông tin này. Bạn sẽ có thêm những lợi thế cạnh tranh nếu  bạn là người duy nhất trong ngành tạo ra những nội dung xung quanh việc tính giá.


2. So sánh



5-content-types-comparisonsNghĩ về lần cuối cùng bạn tìm mua chiếc TV, ô tô, điện thoại, v.v. Bạn có thể đã tìm đánh giá và so sánh. Có thể tìm kiếm giữa 2 sản phẩm cụ thể: sản phẩm 1 và sản phẩm 2.

Người ta muốn nội dung so sánh và đánh giá, và việc của bạn là tạo ra các nội dung điểm tô cho sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể tìm thấy bởi các khách hàng tiềm năng. Nếu không, bạn sẽ chịu rủi ro nếu đối thủ của bạn có thể tạo ra những nội dung trong đó sản phẩm/dịch vụ của họ vượt trội hơn của bạn.

3.Chỉ dẫn miễn phí



5-content-types-free-guides
Hãy tạo ra và cung cấp các chỉ dẫnvà các sổ trắng miễn phí có thể hỗ trợ các khách hàng, không cần phải tiết lộ các quy trình mang tính tài sản riêng của công ty bạn. Hãy yêu cầu một cái tên và địa chỉ email như một sự trao đổi để tải tài liệu về. Không cần phải hỏi quá nhiều thông tin, điều đó sẽ khiến khách hàng không tiếp tục tải tài liệu đó nữa.

Sau đó, sử dụng những email bạn đã thu thập được để phát triển danh bạ email và nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng đó. Hãy chắc chắn rằng chỉ dẫn và sổ trắng miễn phí đó thực sự giá trị lớn vì nếu nội dung giá trị thấp sẽ khiến gây ảnh hưởng đến lượng tải về. Phần tốt nhất về loại nội dung này đó là việc một khi nó đã được sản xuất và đưa lên mạng, nó sẽ tiếp tục mang lại giá trị lâu dài cho bạn.

4. Phỏng vấn

5-content-types-interviews

Phỏng vấn là con đường đơn giản nhất để cung cấp nội dung cho khách hàng khi đồng thời cũng định vị bản thân bạn là chuyên gia trong lĩnh vực. Các cuộc phỏng vấn có thể dưới dạng hình hoặc dạng văn bản - cả hai đều dễ được khán giả đón nhận.

Bắt đầu bằng việc tiếp cận các chuyến gia trong lĩnh vực và trao đổi với họ. Có thể thực hiện phỏng vấn trực tuyến và phát trực tiếp trên các kênh truyền thông ví dụ Youtube, Google+ hangout hay thậm chí cả Skype. Với các cuộc phỏng vấn văn bản, hãy gửi trước người được phỏng vân 10-12 câu hỏi và yêu cầu họ trả lời những câu hỏi họ thấy thoải mái. Sau đó, viết một blog. Và bằng việc phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, bạn cũng trở thành một chuyên gia khi website của bạn cung cấp những thông tin của chuyên gia.

5. Video

5-content-types-video
Tạo ra một video không quá khó và thực tế ngày càng dễ hơn. Bạn có thể ghi hình những cuộc hội thảo trực tuyến và hầu hết mọi người đều có thể sử dụng các thiết bị ghi hình của bạn. Như đã nhắc đến bên trên, phỏng vấn hình tạo ra những nội dung tuyệt vời. Hãy ghi lại những lần webinar và tái sử dụng chúng vào nội dung video. Và đừng ngại khi tự quay video của riêng bạn. Sử dụng ngay chính camera điện thoại hoặc đầu tư máy quay nghiêm chỉnh và tạo các nội dung hình về các sản phẩm, dịch vụ, thành viên trong nhóm hay bất cứ thứ gì có thể có ích và thú vụ đối với khán giả.
Chìa khóa với video là hãy nhảy vào và bắt đầu làm phim. Bạn có thể  gặp khó khăn ở bước đầu, nhưng nếu bạn không bắt đầu làm thì sẽ chẳng bao giờ xảy ra điều gì cả.



Tổng kết lại, có nhiều loại nội dung bạn có thể tạo ra cho chiến dịch marketing nội dung của bạn. Tuy nhiên điều cần thiết  phải cân nhắc những loại đã kết trên sẽ thực sự khiến bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Những loại nội dung này thường không được các doanh nghiệp nhìn nhận đúng như có thể cung cấp khách hàng với những thông tin họ đang cần và đang tìm kiếm. Bạn cung cấp được điều đó - Bạn sẽ chiến thắng!

Nguồn: marketingland.com


Hãy nhớ cái cái đầu mục. Đã thực hiện cái nào thì tick vào cái đó, còn chưa thực hiện thì ... hãy thử xem. :)

______________
Một số bài đề xuất trong mục Content Marketing:

15 tháng 11, 2012

Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

VietInbound vừa đăng bài viết về tính năng mới: tài khoản doanh nghiệp trên Pinterest. Thông tin sốt dẻo này sẽ mở ra một hướng đi mới cho các công ty, doanh nghiệp, thương hiệu xây dựng chiến lược marketing truyền thông xã hội của mình. Một trong những thao tác đầu tiên quan trọng sau khi mở một tài khoản Pinterest là việc xác thực website (verify website) kết nối với tài khoản để xác minh tính sở hữu của tài khoản đối với website đó, đồng thời cho phép đường dẫn website được hiển thị đầy đủ trên hồ sơ pinterest (bình thường chỉ là hình quả địa cầu có dẫn link) và trên các cỗ máy tìm kiếm.
 
Đối với một blog, website thông thường, việc xác thực website rất đơn giản.
Các bước thực hiện như sau:
  • Cách 1: Đăng nhập vào tài khoản Pinterest => Settings, Click vào nút "Verify Website"
  • Cách 2: Truy cập https://pinterest.com/domain/verify/

Bạn sẽ được yêu cầu 3 bước sau.
Xác thực website trên Pinterest
  1. - Tải file xác thực HTML về máy tính
  2. -  Tải file đó lên web server vào thư mục gốc.
  3. - Ấn vào liên kết để hoàn thành.

Đối với blog chạy trên blogger như VietInbound (nghĩ mà hoàn cảnh :(), cái khó là không thể truy cập vào thư mục trên host. Vậy phải làm thế nào?

Có cách:
  • Đăng nhập vào quyền quản trị blog.
  • Tạo Trang mới => Trang trống (Blank page)
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

Giao diện mới mở ra như khi bạn viết một blog mới
  • Bạn tại file xác thực HTML về máy, mở bằng Notepad hoặc Dreamweaver (tùy ý)
  • Copy toàn bộ nội dung file đưa vào nội dung trang (chú ý rằng bạn đang soạn thảo nội dung dưới dạng html)
  • Copy tên file đưa vào phần tiêu đề trang

Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

  • Xuất bản!

Đên đây, công việc vẫn chưa kết thúc. Pinterest vẫn chưa thể xác thực website cho tôi vì địa chỉ trang tôi vừa tạo có dạng http://domain.com/p/xyz.html trong khi Pinterest lại trông đợi http://domain.com/pinterest-xxx.html
Bước tiếp theo cần phải tùy chỉnh chuyển hướng từ đường dẫn mà Pinterest mong muốn (domain.com/pinterest-xxx.html) thành đường dẫn của page mà bạn vừa tạo (domain.com/p/xyz.html)

  • Vào Tùy chọn tìm kiếm (Search Preferences) => Lỗi và chuyển hướng (Errors and Redirection) => Chuyển hướng tùy chỉnh (Custom Redirects) => Chỉnh sửa (Edit)
  • Dòng trên bạn điền đoạn tên file html (/pinterest-xxx.html), ô dưới bạn điền bạn điền đoạn liên kết trang vừa tạo (/p/xyz.html) - chú ý không lặp lại đoạn domain.com. 
  • Lưu lại.


Xác thực website trên Pinterest đối với blogger

Bây giờ, quay trở lại với trang Verify website trên Pinterest.
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger
Và:
Xác thực website trên Pinterest đối với blogger


Giờ thì tận hưởng thành quả.
Note: Bạn cũng có thể áp dụng cách này để verify những thứ khác cho blogspot của bạn ví dụ như Bing Webmaster, Alexa webmaster, v.v.

Nếu bạn thấy bài viết có ích, nhớ like và share ủng hộ nhé :x

Pinterest bổ sung tính năng cho tài khoản doanh nghiệp

Không còn tranh cãi gì nữa, Pinterest đã trở thành mạng xã hội chia sẻ ảnh thành công vang dội với những tính năng độc đáo như treo giá sản phẩm, liên kết trực tiếp đến trang web sản phẩm, hiển thị đầy đủ inforgraphic, v.v. Thời gian vừa rồi Pinterest mới chỉ áp dụng những tính năng cho tài khoản cá nhân, cho tới hôm qua, trên blog của Pinterest đã công bố những công cụ mới cho doanh nghiệp trên cộng đồng Pinterest.
pinterest
Theo họ, hàng nghìn doanh nghiệp đã trở thành một phần cộng đồng, chia sẻ những ý tưởng, những nội dung và cảm hứng tuyệt vời cho mọi người trên Pinterest và họ muốn giúp nhiều hơn nữa các doanh nghiệp cung cấp những nội dung tuyệt vời trên Pinterest và giúp việc pin từ website của họ dễ dàng hơn bằng những công cụ và nguồn lực hoàn toàn miễn phí.

 Thế nào? bạn đã có tài khoản Pinterest từ trước và muốn chuyển đổi nó thành trang Pinterest cho công ty, giống như tài khoản của VietInbound (hị, xấu hổ quá, chưa có gì cả :">) ? hoặc bạn muốn tạo một trang doanh nghiệp trên Pinterest từ đầu? hay bạn cũng có thể nghĩ "tôi thích giữ và sử dụng tài khoản cá nhân cho công ty tôi cơ, vì trông chúng chẳng khác nhau là mấy" thế thì hãy cân nhắc một số luận điểm thế này:
  • Pinterest sẽ cung cấp những nguồn lực và công cụ đặc thù giúp các doanh nghiệp thành công trong mạng lưới của mình và nếu bạn muốn nhận những nội dung hỗ trợ như thế từ Pinterest, bạn cần được nhận diện bản thân như một doanh nghiệp. 
  • Việc cung cấp những đặc quyền dành riêng cho doanh nghiệp - mở ra tài khoản doanh nghiệp,  tạo các công cụ giáo dục - là dấu hiệu để Pinterest tiếp tục phát triển nền tảng doành cho các doanh nghiệp. Biết đâu đó sẽ có những chức năng như nút "Mua ngay", hay quảng cáo có trọng tâm, hay các công cụ phân tích tương tự như Facebook Insights hay Google Analytics? Những tính năng đó có thể sẽ có hoặc không, nhưng chắc chắn sẽ không thể có được nếu bạn cứ cố dùng tài khoản cá nhân.
Thế nào? Bạn đã công nhận và chịu chuyển đổi chưa nào? Vậy thì giờ hãy bắt tay vào cùng trải nghiệm mới mẻ trên Pinterest nhé.

Chuyển đổi tài khoản cá nhân thành tài khoản doanh nghiệp trên Pinterest


Bước 1: Truy cập business.pinterest.com, và click vào nút đỏ 'Convert your existing account".


chuyển đổi tài khoản Pinterest thành trang doanh nghiệp
Click vào nút đỏ



Bước 2: Chọn loại hình kinh doanh, cập nhật thông tin liên lạc cần thiết, phía dưới sẽ là những thông tin bổ sung khác: Tên hiển thị, URL, mô tả ...


thông tin liên lạc, thông tin hồ sơ Pinterest

Bạn có thể xác định loại hình kinh doanh phù hợp nhất cho doanh nghiệp dựa trên những ví dụ cho sẵn. Phần tên liên lạc sẽ không được hiển thị công khai. Bạn nên sử dụng email công ty nếu bạn không muốn dính líu nhiều đến địa chỉ email riêng tư của nhân viên.
Những thông tin hồ sơ phía dưới sẽ được hiển thị công khai giống như trong tài khoản cá nhân, bạn có thể chỉnh sửa có thể không.
Bước 3: Kéo xuống và tick vào ô "Đồng ý với Điều khoản dịch vụ và Chính sách riêng tư"

đồng ý với điều khoản dịch vụ và chính sách riêng tư Pinterest



Toàn tiếng Anh, ai thích đọc thì đọc, thích kiện thì kiện, nhưng mà không tick vào thì miễn đi đến bước tiếp theo. >:)
Nút đỏ hiện lên, click vào "Convert Account" và XONG!
Tèn ten :p
Việc tiếp theo cần làm là xác thực website, đăng nội dung, chia sẻ và lôi kéo cộng đồng đến với bạn.

Thiết lập tài khoản doanh nghiệp Pinterest ngay từ đầu

Nếu bạn chưa có tài khoản Pinterest từ trước và muốn thiết lập tài khoản doanh nghiệp ngay từ đầu.

Đơn giản! Cũng lại vào business.pinterest.com, thay vào chọn nút đỏ, bạn click vào dòng chữ phía dưới "New to Pinterest? Join as a business." chính là đường dẫn https://pinterest.com/business/create/

tạo tài khoản doanh nghiệp Pinterest


Phần xuất hiện đằng sau thì cũng tương tự như trên, chỉ khác ở chỗ form đăng ký hoàn toàn trống trơn yêu cầu bạn nhập toàn bộ thông tin ngay từ đầu. Bạn trở thành một thương hiệu hoàn toàn mới trên Pinterest. >:D<

Xong chưa nào? Tiếp theo hãy cùng khám phá những điều khoản dịch vụ mới dành cho doanh nghiệp của Pinterest nhé

Điều khoản dịch vụ dành cho doanh nghiệp trên Pinterest

Bạn có thể phớt lờ nếu bạn thích, nhưng nếu không chú ý, có thể một ngày đẹp trời bạn sẽ vô tình đưa công ty bạn bước vào "sổ đen" của Pinterest.  Nếu chỉ ảnh hưởng đến uy tín của mình bạn thì không sao, nhưng liên quan đến cả công ty thì ... :-ss
Toàn văn điều khoản có thể tìm thấy tại đây, và dưới đây sẽ tóm lược những ý nổi bật:

  • Bạn chỉ có thể mở tài khoản trên danh nghĩa là đại diện của công ty mà bạn được phép, có quyền đại diện.
  •  Nội dung bạn đăng tải trên Pinterest có thể được những người dùng Pinterest khác sử dụng. Điều đó có nghĩa là họ không chỉ có quyền đăng lại nó, họ còn có thể chỉnh sửa, tái bản, hiển thị và truyền tải, bất kỳ điều gì trên Pinterest. Pinterest không chịu trách nhiệm nếu họ làm điều gì liên quan đến những nội dung đó bên ngoài Pinterest.
  • Bất kỳ nội dung bạn đăng từ những những người tạo ra và chủ sở hữu thuộc bên thứ ba không được vi phạm luật pháp và gây tổn hại đến quyền lợi của bên thứ ba.

Các nguồn lực và công cụ Pinterest dành cho doanh nghiệp

Trong lần giới thiệu này, Pinterest công bố một số nội dung giáo dục - đáng xem - giúp các doanh nghiệp sử dụng Pinterest tốt hơn.

Bài học tình huống trên Pinterest

Một tính năng mới đáng được các doanh nghiệp ghi nhận là các bài học tính huống từ các công ty đã thành công trên Pinterest.  Ngay trong business.pinterest.com , bạn kéo xuống. Pinterest nêu bật 5 bài học tình huống từ 5 tổ chức khác nhau.


Bạn nên tham khảo tất cả các ví dụ đưa ra. Đi sâu vào từng ví dụ, Pinterest đã đưa ra các mục tiêu  của tổ chức khi sử dụng Pinterest và cách họ đã thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

 Thủ thuật Pinterest

Một mục khác  trong trang business.pinterest.com là What Works,chỉ ra những cách thức hiệu quả giúp tăng cường hiệu quả sử dụng Pinterest cho doanh nghiệp:
  • Kể những câu chuyện về thương hiệu của bạn
  • Xây dựng cộng đồng trên Pinterest
  • Tăng truy cập đến website của bạn từ Pinterest
  • Phân tích và cải thiện hiện diện trên Pinterest

Nút và Tiện ích

Qua mục Buttons and Widgets trên business.pinterest.com, bạn có thể giải quyết những vấn đề "mang tính kỹ thuật" nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng Pinterest ví dụ như thêm nút pin hay nút theo dõi vào website, vào hồ sơ cá nhân hay các tiện ích bảng tin.

Nếu bạn đã quen với các nút tiện ích của Facebook hay Google+, có lẽ sẽ không cần phải giải thích thêm nhiều.

Ví dụ luôn và ngay :->
Vietnam Inbound Marketing

Các tiện ích Profile widget và Board widget cho phép nhúng những ảnh đăng và những bảng ảnh bạn yêu thích lên website của bạn.


Nào, hãy cùng khám phá những tính năng mới trên Pinterest và "Happy Pinning" :) Đừng quên chia sẻ với Vietinbound những cảm xúc của bạn từ những trải nghiệm mới mẻ này nhé. ;))

9 tháng 11, 2012

Nội dung không phải là duy nhất

Hôm nay nhìn anh Rand rất cute với mặt nhẵn thín (còn mọi khi thật manly  :x)  nên ngồi theo dõi tập WBF của anh không chớp mắt. Và điều đó đã dẫn đến cái sự thôi thúc muốn tóm tắt lại ý tưởng của buổi WBF và đưa lên Vietinbound ngay hôm nay ^^
Vâng, nội dung là quan trọng, là phần phổ biến, nhưng không phải là duy nhất.
Content is King, nhưng một vương quốc mà chỉ có mỗi vua thì buồn lắm nhỉ.

Bạn muốn thành công trong marketing trực tuyến, nhưng bạn không sẵn sàng đầu tư về nội dung cho lắm , và bạn hãy yên tâm rằng vẫn còn có những cách khác nữa.

Ở dưới đây cũng chỉ có vài cách thôi, không có quá nhiều lắm đâu.

Thứ nhất: đó là quan hệ, danh tiếng và khả năng truyền miệng (Relationship, Reputation and Word-of-Mouth) (ờ, cái này thì ở VN quá rõ, chẳng có gì phải thắc mắc (:| )
Nếu bạn quen biết và có quan hệ tốt với nhiều người, có thể người ta sẽ chia sẻ những nội dung của bạn chưa chắc vì nội dung của bạn tốt. Nhưng bạn vẫn đạt được thành công nhờ danh tiếng và nhờ khả năng lan truyền rộng khắp.

Thứ 2: quảng cáo gây hiện tượng ( Phenomenal advertising)
Đây là một cách lan truyền rất hiệu quả cả trên môi trường trực tuyến và ngoại tuyến. Từ các công ty bảo hiểm, những thương hiệu quảng cáo, họ chẳng đầu tư nhiều vào nội dung, cũng chẳng hề SEO, những nội dung của họ đưa lên youtube, trên TV, banner rất tự nhiên đã gây tiếng vang và được chia sẻ đến hàng ngàn, hàng triệu người.

Thứ 3: những sản phẩm dịch vụ mang tính lan tỏa một cách tự nhiên (Inherently viral products and services)
Rand lấy một ví dụ điển hình là Surveymonkey. Khi bạn bè truyền cho nhau những link khảo sát từ Surveymonkey, và trong đó có ghi rằng: "Được hỗ trợ bởi SurveyMonkey. Bạn có muốn tạo bản khảo sát của riêng mình không?". Và thế là họ chẳng cần phải SEO, họ cũng ko cần phải đầu tư quá nhiều nội dung, họ vẫn có những khách hàng đến với họ, khi ai đó đã từng được gửi khảo sát có thể sau này khi muốn lập bản khảo sát sẽ nhớ đến SurveyMonkey.

Thứ tư: xây dựng và tương tác với cộng đồng (Community building and engagement)
Điều này cũng không quá xa xôi, và hiện nay các công ty đang chuyển sang xây dựng cộng đồng tương tác rất tốt: qua các MXH, qua diễn đàn, qua blog, và bản thân họ khi tham gia những không gian khác cũng tranh thủ kéo được những người quan tâm về. Và họ không phải tạo quá nhiều nội dung. Có khi chính cộng đồng là người tạo nội dung cho họ - nền tảng nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content)
Ví dụ cho trường hợp này là Stack Exchange (là bác nào chẳng biết :D), là Twitter. Ở VN thì có thể nhắc đến Vatgia.com (:-?).

 Xem chừng đau đầu nhỉ, chính bản thân mình mới không lâu, và ngay khi lập lên cái blog này cũng luôn tự nhắc mình: NỘI DUNG, NỘI DUNG và NỘI DUNG. Thế mà giờ thì lại bị lung lay: "liệu cái chiến lược "hữu xạ tự nhiên hương" của mình có phải là đúng?" :-s Có ai bị lung lay giống tớ ko?

Và anh Rand đã ngay lập tức trả lời thắc mắc đó (eo, tài thế, ngưỡng mộ @@) bằng việc gợi cho tôi, vả cả các bạn nữa một loạt câu hỏi để xác định mình nên marketing theo hướng nào.

Câu hỏi 1: Thế mạnh của mình là gì?
Đứng từ góc độ marketing, góc độ sản phẩm, góc độ dịch vụ: mình mạnh về điểm nào? Công ty bạn có lợi thế gì độc đáo?

Câu hỏi 2: Mình thích làm gì?
Bạn có thích viết blog? Bạn có thích tham gia Twitter? có thích bình luận trên diễn đàn? ... Nếu trả lời "không" cho các câu hỏi đó, hãy chọn con đường khác.

Câu hỏi 3: Mình có thể làm gì hay được phép làm gì?
Câu hỏi này cũng nhức nhối à nha. Rất nhiều bạn trẻ đưa ra được những ý tưởng rất độc đáo, nhưng khi trình bày với sếp nhận được cái lắc đầu đầy trăn trối, thế là ... thôi. Bạn cần biết giới hạn của mình đối với tổ chức, với ông chủ, với nhóm và cân nhắc đến điều đó trong việc lựa chọn chiến lược marketing cho mình.

Và câu hỏi 4:  Đối thủ của mình đang gặp khó khăn ở hoạt động nào? Họ có bỏ lửng mảng nào không?
Trong SEO, trong marketing nội dung, có thể những đối thủ cạnh tranh họ đã làm rất tốt ở một nơi, nhưng họ chưa nghĩ đến, hoặc chưa khai thác tốt tiềm năng ở nơi khác, và nếu bạn đầu tư vào khoảng ngách đó, bạn sẽ thành công.

Bức tranh marketing trực tuyến không chỉ có SEO, không chỉ có nội dung, không chỉ có MXH, nó có thể là tất cả và nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào một trong số đó, nó có thể là đầu vào quan trọng để mang lại ROI rất lớn cho bạn.

Nhìn lại toàn bộ, ngẫm lại thì những điều nói trên không phải là mới, có điều chúng ta không để ý đến và không nghĩ đến việc biến chúng thành vũ khí lợi hại trong chiến lược marketing của chúng ta.

Ờ, nhớ nhé.

Bạn nào muốn xem lại nội dung video đầy đủ và transcript của WBF tuần này có thể vào link này. Và nếu bạn có ý kiến trao đổi, đừng ngần ngại để lại bình luận vào ô bên dưới nhé. Vì có thể trên kia vẫn chưa điểm mặt đầy đủ lắm đâu. ^^

"Nội dung là vua", nhưng vua đâu phải là duy nhất, có nhiều nước không có vua tốt thì nước vẫn tồn tại và phát triển cơ mà, nhỉ? :D

À đấy. Còn đối với VietInbound cho đến thời điểm này, sau khi đã thấm nhuần ý tưởng của WBF hôm nay thì nội dung vẫn gần như là thứ duy nhất Trang sẽ cố gắng đầu tư cho VietInbound. Những mảng khác: cũng sẽ có, nhưng chỉ là điểm tô :p VietInbound mong muốn đem lại những nội dung hữu ích và gần gũi nhất cho cộng đồng yêu và muốn tìm hiểu về marketing, cũng như để hai chữ "Inbound Marketing" trở thành từ quen thuộc đối với bất cứ marketer nào.

Cả nhà ủng hộ cho ước mơ nhỏ bé này nhé.

Cuối tuần vui vẻ :x

______________
Một số bài đề xuất trong mục Content Marketing:


7 tháng 11, 2012

5 ý tưởng nội dung để tự động hóa marketing B2B ở "giữa phễu"

nuôi dưỡng khách hàng tiềm năngTrong Inbound marketing, nếu như đoạn đầu phễu giúp đưa người dùng vào website thì đoạn giữa phễu giúp chuyển đổi (convert) khách ghé thăm website (visitors) thành khách hàng tiềm năng (leads) và khách hàng hiện tại (customers). Tại đây, bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng bằng cách cung cấp các nội dung đã được tùy biến và tự động hóa marketing (marketing automation) thông qua hệ thống CTA, trang đích và email marketing. Để nâng cao tỉ lệ chuyển đổi, những nội dung của bạn phải nhắm trúng mong muốn của khách hàng và giúp khách hàng giải quyết được những vấn đề họ đang gặp phải.

Trong bài viết này, VietInbound sẽ gợi mở một số ý tưởng nội dung cho các marketer B2B có thể bổ sung vào chiến dịch nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng của mình.

Bài học tình huống

Các bài học tình huống điểm tô cách mà một công ty hay một khách hàng khác sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn để đạt được mục tiêu tương tự như mục tiêu/cảm hứng của khách hàng mà bạn đang nhắm tới. Các bài học tình huống là công cụ hữu hiệu để nuôi dưỡng khách hàng và giúp khách hàng hiểu làm thế nào sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể cải thiện kinh doanh hay cuộc sống của một con người.

Video

Video là cách khác để tóm được mối quan tâm của người mua B2B với thông tin hữu ích. Vì chúng cần thời gian theo dõi nhiều hơn trên máy tính, chúng rất phù hợp cho khúc giữa của chiếc phễu. Video có thể đơn giản là thông tin, hoặc đơn giản là thông điệp marketing giúp khách hàng nhớ về sản phẩm/dịch vụ trong những lần mua hàng tiếp theo. Hầu hết các video thành công là sự kết hợp của cả 2: trình bày sản phẩm trong quá trình sử dụng và mô tả cách sử dụng nó.

Hướng dẫn cho người mua và Bộ công cụ thành công

Thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm của bạn tốt hơn các sản phẩm khác và hướng dẫn cho khách hàng tiềm năng cách sử dụng là chìa khóa quan trọng để mở lối cho người dùng đi tiếp xuống đáy phễu. Hướng dẫn cho người mua giải thích tất cả các tính năng đi cùng sản phẩm/dịch vụ của các công ty và cho phép các khách hàng tiềm năng biết điều gì cần xem xét khi mua hàng. Bộ công cụ thành công được cung cấp để thông báo với khách hàng cách sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ và đạt được mục tiêu của họ. Những bộ công cụ này thường được cung cấp miễn phí cho các khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

Đánh giá và Chứng thực

Hầu hết người dùng B2B hiện nay đều vô cùng "thông thái". Họ đọc các đánh giá của các khách hàng khác, tìm câu trả lời trực tuyến và xem những gì khách hàng đã sử dụng sản phẩm nói gì. Điều này giúp họ ra quyết định tốt nhất cho tổ chức của họ. Khi các công ty cho phép khách hàng để lại các đánh giá, họ sẽ có khuynh hướng bán hàng dễ hơn. Những lời đánh giá bình luận làm tăng niềm tin và thuyết phục người khác mua hàng. Cũng tương tự, những lời chứng thực giúp các khách hàng tiềm năng hiểu biết rõ hơn về thương hiệu và có thêm niềm tin vào công ty. Với niềm tin đã có, công ty có thể dễ dàng xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

những câu hỏi thường gặp faqsNhững câu hỏi thường gặp

Khách hàng tiềm năng thường có rất nhiều câu hỏi mà những đánh giá và chứng thực kể trên chưa trả lời hết. Hãy gửi cho họ những câu hỏi thường gặp trên website, hoặc một bản có thể tải về của những câu hỏi đó, cho phép khách hàng tiềm năng có thể in và sử dụng khi đề xuất sản phẩm của bạn cho các thành viên khác trong tổ chức của họ.

Công ty bạn có hoạt động trong lĩnh vực B2B? Trong chiến dịch marketing nội dung của công ty bạn, bạn đã sử dụng chiến thuật nào kể trên, và bạn có biết ý tưởng nào khác nữa? Hãy để lại bình luận của bạn để chúng ta cùng trao đổi nhé. :)

______________
Một số bài đề xuất trong mục Content Marketing:

5 tháng 11, 2012

Inbound marketing là gì? [Infographic]

Có vẻ như các bạn trẻ giờ ngày càng thích theo dõi nội dung trên Infographic hơn thì phải, mặc dù lượng chữ trên đó cũng có ít hơn là viết text mấy đâu. Như cá nhân mình nhiều lúc ngứa tay muốn kéo chuột highlight, đọc ảnh thì làm sao mà highlight được. Được cái hình họa khá sinh động và hài hước, nên có gì đó nội dung Infographic vẫn ghi dấu ấn tốt hơn. Thế thì hôm nay Trang bắt gặp một cái ảnh và nghĩ rằng các bạn sẽ thích, đặc biệt đối với các bạn ngại theo dõi bài "Inbound Marketing là gì" dài ngoằng. :D

Vậy Inbound Marketing là gì? - 5 bước để tăng truy cập và chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện tại. (Infographic được tạo bởi The Whole Brain Group. )

Bắt đầu ta bắt gặp hình ảnh chiếc phễu, với miệng phễu là logo của các mạng xã hội (free) và đáy phễu toàn $$$ ~ thực sự Trang ko thích hình ảnh đó lắm (hình ảnh tiền tiền đô đô í), nhưng đối với các bạn khác, đây có thể là một hình ảnh khá kích thích.

Trước khi đi vào khái niệm Inbound Marketing, bạn hãy hình dung lại Marketing truyền thống là gì? : là TV, hộp thư, phong bì, bảng điện tử. Và bạn nói sao về những hình ảnh này: Quảng cáo, Bảng điện tử, Thư trực tiếp là những hình thức marketing tốn kém và khó để đo lường hiệu quả. Khi đó, những thông điệp của bạn sẽ đến với tất cả mọi người, trong đó có rất nhiều người không muốn sản phẩm/dịch vụ của bạn, do đó, marketing truyền thống chẳng khác gì như phát súng lẻ loi bắn vào màn đêm.

Thay vào đó, Inbound marketing ra đời với các kỹ thuật giúp nhằm trúng mục tiêu như tạo nội dung, marketing dựa trên tìm kiếm và qua truyền thông xã hội giúp các khách hàng tiềm năng có thể tìm thấy bạn khi họ đã sẵn sàng mua hàng. Điều này sẽ mang lại nhiều khách hàng tiềm năng có chất lượng tốt hơn đi vào chiếc phễu bán hàng của bạn. ~ giống như chiếc nam châm hút khách hàng một cách tự nhiên bằng các loại từ trường: truyền thông xã hội, xây dựng liên kết và nội dung có giá trị.

Và đây là 5 bước của Inbound marketing - quan điểm mới có thể bổ sung thêm một số quan điểm về Inbound Marketing đã nhắc đến trong bài "Inbound Marketing là gì".



Vậy Inbound Marketing là gì [INFOGRAPHIC]
Inbound Marketing INFORGRAPHIC


1. Tạo nội dung hấp dẫn cho tất cả các giai đoạn của vòng đời mua hàng


Thông qua các bài viết blog, sách điện tử, infographic và cả video nữa, bạn tạo nội dung giá trị và tiến hành marketing nội dung để được khách hàng tìm thấy, truy cập vào website.


2.Được tìm thấy bởi những người đang cần sản phẩm, dịch vụ của bạn


Sử dụng các công nghệ công cụ tìm kiếm nâng cao và tối ưu hóa từ khóa nhắm vào khán giả mục tiêu sẽ giúp nội dung bạn cung cấp được tìm thấy bởi những người đang tìm kiếm các thông tin họ quan tâm. Ngoài ra, việc chia sẻ những nội dung trên các MXH và sử dụng các thẻ, nhãn phù hợp cũng là một chiến thuật hữu hiệu.


3. Chuyển đổi khách ghé thăm trở thành khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng mối quan hệ


Một trang đích sẽ cho phép khách truy cập cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin liên lạc với bạn. Từ đó bạn hiểu được những mối quan tâm của họ. Kêu gọi hành động (CTAs -VD: download ngay hôm nay để có cơ hội nhận được cái TV :x) giúp họ biết được bạn muốn họ làm gì và dẫn họ đến những trang đích bạn vừa tạo ra. Khi đã có được danh sách những khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, bạn có thể bắt đầu nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng thông qua truyền thông xã hội hoặc email marketing cho đến khi họ hoàn toàn sẵn sàng mua hàng cho bạn.


4. Chuyển đổi các khách hàng tiềm năng tốt trở thành khách hàng hiện tại


Bạn có thể hình dung quá trình mua hàng đơn giản thế này: người ta đang đi trên con phố, cố tìm thú vui và tình cờ nhìn thấy showroom của bạn trên đường đi, thấy trưng bày cửa kính đẹp quá nên quyết định bước chân vào. (Đây là giai đoạn ở miệng phễu: get found để lấy được visitors). Tiếp đến, người ta thăm thú showroom của bạn có khi đến "nhẵn mặt" (ở lưng chừng phễu, người ta có quan tâm đến những thứ trưng bày trong showroom, nhưng chưa thật quyết tâm mua lắm). Và rồi người ta quyết định "xì măn ni" ra để rước sản phẩm của bạn về (ở đáy phễu). Trong suốt quá trình theo dõi khách hàng tham quan showroom, hẳn các nhân viên chân dài phải luôn luôn nắm bắt từng bước đi của khách và liên tục đưa ra những lời mời chào và thuyết phục hấp dẫn tương xứng với những gì khách đang ngó nghiên chăm chú hoặc sờ mó hoặc ướm thử - vâng, ý tôi nói là từng bước chân - từ lúc người ta bước chân vào cửa hàng cho đến khi người ta đi khỏi - và những lời mời phù hợp những mong khi người ta đi người ta sẽ để lại một cái gì đó và đem theo một cái gì đó tương xứng (mong là không phải để lại dép và mang theo ... mạng sống cố cứu vớt ^^).

Và trong giai đoạn 4. bạn đưa ra những lời mời và những trang đích trong mọi giai đoạn của quá trình mua hàng. Đối với khách hàng ở gần đáy phễu, đã sẵn sàng mua hàng, bạn có thể dành thời gian nói chuyện trực tiếp với họ. Nhưng đối với khách hàng ở phía trên gần miệng phễu hơn, bạn có thể chỉ cần sử dụng những công cụ đã được tự động hóa và tùy biến dựa theo hành vi tương tác của họ.

Sự phù hợp, tùy biến là điểm mấu chốt. Không thể có chuyện một quý ông đang thử ướm caravat mà cô nhân viên bán hàng từ đâu lại lon ton chạy vào và mời anh dùng thử sữa cho bé từ 1-3 tuổi được. ;))


5. Phân tích và điều chỉnh các chiến thuật marketing


Bước cuối cùng trong quy trình inbound marketing, cũng như trong bất cứ một quy trình chiến lược nào cũng là bước phân tích đánh giá hiệu quả và điều chỉnh. Bạn bị kẹt ở khúc nào của chiếc phễu bán hàng, vì sao? Một sự đánh giá chính xác kịp thời sẽ giúp bạn cân đối lại những lời mời và nội dung sao cho phù hợp hơn.

Inbound marketing là một quy trình tiếp diễn và liên tục

Điều này đòi hỏi sự chăm sóc và nuôi dưỡng nhất quán đều đặn để giữ cho việc kinh doanh phát triển - khi đã được điều hành hiệu quả, nó sẽ tạo ra hệ thống hoạt động nhuần nhuyễn và tạo ra các khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Trang không việt hóa lại vào phần ảnh trên vì nội dung trình bày tiếng Anh của infographic này khá ngắn gọn và dễ hiểu. Các bạn có thể thuộc lòng ngay được đấy.

Nếu bạn có cảm tưởng gì sau khi đọc xong bài viết này, hãy để lại lời nhắn bên dưới nhé. Chúc một tuần mới tốt lành. :)

29 tháng 10, 2012

Xóa widget attribution trong blogspot

Bạn nào dùng blogspot (giống tớ) có thể sẽ khá phiền khi nhìn thấy cái mục attribution link đến blogger thế này:

widget attribution trong blogger


Cách giải quyết:
Như mọi khi: vào mục chỉnh sửa HTML của theme để sửa. Chú ý sao lưu theme trước khi tác động đề phòng rủi ro.

Tìm dòng sau:
  <!-- outside of the include in order to lock Attribution widget -->


Tìm toàn bộ đoạn sau đó cho đến
</b:widget>
</b:section>



xóa code attribution trong html

Xóa toàn bộ đoạn đó. Lưu lại.
Sẽ xuất hiện thông báo như sau:
xóa widget attribution
Chọn xóa là xong.
Kiểm tra lại trang chủ. Đoạn loằng ngoằng ở chân trang biến mất. ^^

Để thêm hoa lá cành, bạn có thể thêm một widget mới thế vào chỗ đó, như thế này ;)) :">
vietinbound footer



Công thức marketing nội dung: Nội dung + Người khác – Thông điệp quảng cáo = Phát triển

growth rocket

Hôm nay ngồi lục lại một số file .pdf lưu trong máy từ lâu nhưng chưa có dịp đọc, Trang phát hiện ra cái này thích quá. Trang sẽ tóm lược và Việt hóa để các bạn tiện theo dõi.
Trong webinar “How to Rapidly Grow Your Business With Content Marketing” tổ chức 22/6/2011, Michael A. Stelzner (Mike - Sáng lập viên SocialMediaExaminer.com) đã đưa ra những hạn chế của quan điểm marketing cũ: coi khách hàng là những con cá và tạo ra những mồi ngon hơn các đối thủ cạnh tranh để khách hàng cắn câu. Ông cũng chỉ ra hội chứng quá tải kênh khi người người bị nhồi nhét quá nhiều các thông điệp marketing và sự thiếu tin cậy của khách hàng đối với các doanh nghiệp. Mike cũng đưa ra 3 câu hỏi lớn mà các marketer vẫn trăn trở:
  • -          Làm thế nào để thu hút các khách hàng tiềm năng, các triển vọng và cơ hội?
  • -          Có thể tiếp cận những người có tầm ảnh hưởng trong ngành hay không?
  • -          Có cách nào dễ dàng hơn để tạo sự tin cậy đối với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại?

Giải pháp marketing nội dung

Và giải pháp Mike đề xuất gồm có:
  • -          Tập trung vào con người: Đáp ứng mong muốn của con người bằng cách giúp họ giải quyết các vấn đề mà không phải mất một khoản phí nào. Khi bạn giúp mọi người giải quyết những vấn đề nhỏ nhất, nhiều người khác sẽ tìm đến bạn với những vấn đề lớn hơn. Nếu bạn nhân sự hỗ trợ lên hàng trăm, hàng nghìn hay hàng triêu người, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng phát triển kinh doanh. Và để làm được điều đó, nội dung sẽ giúp bạn!
  • -          Đừng hỏi người khác đã làm gì cho mình. Hãy chủ động giúp người khác nhằm đáp ứng những nhu cầu cốt lõi của con người bằng việc cung cấp các thông tin và hỗ trợ về cách thức và tặng những món quà có giá trị: chính là kiến thức chuyên sâu và con người. 
  • -          Những món quà bạn mang lại cho mọi người không nên – không được chứa những thông điệp marketing. Những món quà đó hoàn toàn thể hiện sự trân trọng người nhận, không đòi hòi sự đáp lại hay mối ràng buộc nào. Những món quà đúng ý nghĩa sẽ khiến bạn trở nên có giá trị đối với người khác.
Một điều nữa Trang rất thích đó là nguyên tắc của sự phát triển (The elevation principle) mà Mike đưa ra:

Công thức: 

Nội dung tốt + Những người khác – Các thông điệp marketing = Phát triển

(Great content + other people – marketing messages = growth)
Hãy theo dõi xem ông lý giải điều này như thế nào:

1.       Nội dung tốt - Great content

Thay vì việc đầu tư vào quảng cáo, hãy đầu tư vào nội dung có chất lượng, kinh nghiệm, tích điểm và tập hợp cộng đồng nơi mà người ta có thể tìm thấy sự trợ giúp. Và hãy áp dụng 2 loại nhiên liệu sau
-          Nhiên liệu cơ bản:
o   Nội dung được tạo ra thường xuyên: các bài báo về cách thức, các bài đánh giá
o   Giữ cho bản thân bạn luôn chuyển động
o   Cốt lõi phát triển: kéo người ta đến với bạn, thiết lập sự tin tưởng, đưa người ta quay trở lại và có tác động trong vòng 72 giờ

-          Nhiên liệu nguyên tử:
o   Khó sản xuất hơn: VD: các báo cáo, các cuộc thi
o   Ít dùng hơn nhưng lại có hiệu quả to lớn hơn: Kéo nhiều người hơn đến với bạn, hiệu ứng “long tail” và giúp bạn được chú ý nhiều hơn.

2.       Những người khác - Other people

-          Đừng tập trung vào bản thân bạn hay sản phẩm/dịch vụ của bạn vì người ta sẽ chẳng quan tâm gì đến bạn đâu
lồng chứa thông điệp marketing-          Hãy hướng ánh sáng về những người khác: những chuyên gia bên ngoài, các cá nhân thành công.
-          Khi bạn đề cao người khác, họ sẽ đề cao bạn

3.       Những thông điệp marketing – Marketing messages

-          Những thông điệp đó gây ra các trở lực cho con tàu của bạn và làm chậm sự phát triển của bạn. Bạn càng cố gắng bán hàng, bạn càng khiến khách hàng xa lánh.
-          Thay vào việc hỏi rằng “Chúng tôi nên bán hàng cho bạn như thế nào?”, hãy hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để giúp bạn?”

Hãy so sánh 2 quan niệm marketing cũ và mới này:
Mới
Bạn chào mời và bán hàng
Người ta phớt lờ bạn
Bạn gặp khó khăn
Bạn tặng những món quà
Những người khác hỗ trợ bạn
Bạn trở nên không thể thiếu

Kết quả bạn thu được từ công thức mới này là gì?
  • -          Bạn sẽ không cần phải dùng đến hình thức bán hàng khô khốc
  • -          Bạn có thể thể hiện chuyên môn của mình bằng: những nội dung bạn tạo ra, những ý tưởng bạn trình bày, những câu chuyện bạn chia sẻ và những con người bạn thu hút.
  • -          Bằng việc cung cấp các nền tảng cho người khác, bạn có thể: Tạo ra những đối tác chiến lược, nhanh chóng phát triển cộng đồng người hâm mộ lớn mạnh và trở thành người dẫn đầu thị trường.
Bạn có thể không tin, nhưng đã có công ty làm được như vậy, và chính Trang cũng đã bị hút hồn và phải lòng mô hình của công ty đó: Hubspot, công ty về Inbound marketing, với lĩnh vực chủ yếu là cung cấp giải pháp giúp các công ty nhỏ tạo ra khách hàng tiềm năng. Với sứ mệnh cốt lõi đó, Hubspot từ một công ty mới thành lập năm 2006 đã phát triển thành một công ty có trên 200 nhân viên và mở rộng thị trường nhiều nước trên thế giới. Tất cả sự phát triển đó có được hoàn toàn từ các nỗ lực marketing nội dung: tạo ra các nội dung chất lượng tốt với rất ít hoặc hoàn toàn không có thông điệp marketing. Các nội dung Hubspot tạo ra gồm hệ thống blog, ebook, webinar, video, hệ thống đánh giá website, … Người đại diện cho Hubspot, Phó Chủ tịch – CMO Mike Volpe đã khẳng định “Bạn hoàn toàn có thể đánh bại các ông lớn trong ngành bởi họ thường quá phụ thuộc vào các hình thức marketing cũ”

Vậy hình thức marketing nội dung – hình thức marketing kiểu mới có những gì?

Các hình thức marketing nội dung

-          Các bài viết “làm thế nào” được trình bày dễ hiểu
o   Thu thập các chủ đề nhiều người quan tâm
o   Bổ sung các chi tiết
o   Làm cho chúng dễ đọc hơn: bằng các hình ảnh, video, bôi đậm các ý chính
o   Hỗ trợ in bài viết
-          Phỏng vấn các chuyên gia
o   Ghi nhận kiến thức của các chuyên gia
o   Ghi âm, ghi hình các chuyên gia: Bám sát họ khi họ diễn thuyết tại các sự kiện tại địa phương, chủ động phỏng vấn khi họ có những cuốn sách mới ra hay vừa thực hiện một hoạt động lớn nào đó
o   Đây chính là chìa khóa phát triển cho các công ty vừa và nhỏ
-          Tường thuật
o   Giúp các độc giả ra quyết định
o   Tường thuật nội dung sách, sản phẩm, sự kiện
o   Quay màn hình quy trình thực hiện
o   Đưa ra quan điểm cá nhân
o   Xếp hạng dựa trên thang điểm
-          Bài tập tình huống
o   Chia sẻ các câu chuyện của các doanh nghiệp trong ngành
o   Công thức: Đặt vấn đề, Giải pháp, Kết quả
o   Những điều này sẽ dẫn đến việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
-          Báo cáo dựa trên khảo sát
o   Khảo sát độc giả của bạn
o   Tạo một bản báo cáo miễn phí (xuất file pdf và bổ sung các nút chia sẻ)
o   Kết quả:  Sức lan tỏa lớn, hỗ trợ SEO và tác động về lâu dài
-          Các cuộc thi “top”
o   Người ta thích được công nhận: điều này  rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ
o   Cấu trúc cuộc thi: Kêu gọi các ứng viên, Thực hiện bình chọn, Công bố những người thắng chung cuộc và trao danh hiệu cho người chiến thắng.
-          Các chuyên gia bên ngoài
o   Các chuyên gia không quá quan tâm bạn là ai, bạn nên chủ động cho đi một cách công tâm và vô tư, đừng mong nhận lại sự giúp đỡ.
o   Chính bạn phải đưa ra câu hỏi bạn có thể làm gì để giúp họ, hoặc ai là người bạn có thể giúp.
Việc chủ động giúp đỡ các chuyên gia có thể mang lợi ích cho bạn bởi các lý do sau
o   Giúp giảm thiểu ấn tượng việc bạn mời chào: các chuyên gia có thể biết ngay được nếu như bạn có ý định “chào hàng”. Nếu bạn thành tâm giúp đỡ, họ sẽ có suy nghĩ khác về bạn.
o   Giảm nguy cơ bị từ chối: nếu bạn cho đi trước, một ngày bạn cần giúp đỡ, người khác sẽ đến để giúp bạn
o   Trở nên nổi bật
o   Tạo được các quan hệ chiến lược

TÓM LẠI

Bạn cần tạo ra một nơi tập trung các nội dung hấp dẫn, và sự hỗ trợ của các chuyên gia bên ngoài. Không có các thông điệp marketing, chỉ có những món quà là các nội dung.
Công thức “Nội dung + Người khác – Thông điệp marketing = Phát triển” sẽ giúp bạn: nhanh chóng thu hút lượng lớn độc giả, tăng cơ hội hợp tác chiến lược và thúc đẩy bán hàng.

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề tóm lược trong này, các bạn quan tâm có thể nghe bài thuyết trình đầy đủ và theo dõi slide của Michael Stelzner tại địa chỉ http://www.hubspot.com/how-to-rapidly-grow-your-business-with-content-marketing/ (Trang web yêu cầu bạn điền thông tin để xem webinar, nhưng ko sao đâu, bạn sẽ không phải thất vọng)
Mọi ý kiến trao đổi và kinh nghiệm chia sẻ, các bạn cứ tự nhiên để lại bình luận phía dưới. :D